“Ách” và “tắc” của giao thông Hà Nội
Chính trị - Ngày đăng : 08:57, 22/08/2004
Đường Kim Mã
Thiếu hạ tầng
Với 30 vạn dân năm 1955, giao thông Hà Nội thời kỳ đó không có gì khúc mắc. Một trận đá bóng ở sân Hàng Đẫy là đường phố thưa thớt người. Năm 1988 giao thông Hà Nội đã có dấu hiệu ách tắc ở một số ngã tư, đường phố. Báo Hànộimới số ra ngày 4/7/1989 đã có bài phản ánh tình trạngtắc đường vào giờ đi làm buổi sáng và giờ tan làm buổi chiều. Những điểm thường xuyên xảy ra ách tắc là phố Nguyễn Khuyến, Chùa Bộc, Ngã Tư Sở… Như vậy ùn tắc giao thông ở Hà Nội đã diễn ra cách đây 15 năm. Thời kỳ đó số lượng xe máy không nhiều và xe đạp là phương tiện giao thông chủ yếu. Nhưng ách tắc kéo dài và thường xuyên thì bắt đầu từ năm 1992 cho đến bây giờ. Nguyên nhân ùn tắc do dân số tăng nhanh (chủ yếu là tăng cơ học. Năm 1990 dân số nội thành khoảng 1 triệu, năm 2000 đã là 1,8 triệu) kéo theo phương tiện giao thông cũngtăng nhanh,trong đó xe máy tăng đáng kể nhưng hạ tầng đô thị lại không phát triển kịp. Có những thời kỳ xuất hiện tới hơn 30 điểm ùn tắc trong một ngày.
Theo báo cáo của Viện qui hoạch Đô thị và Nông thôn (Bộ XD) diện tích đất dành cho giao thông ở TP.HCM khoảng 6%, Hà Nội khá hơn một chút là 6,1%. Trong khi đó đất dành cho giao thông ở các đô thị trên thế giới từ 22 đến 26%. Nếu so với qui chuẩn đó thì rõ ràng đường giao thông của Hà Nộithiếu trầm trọng. Nói đến đường ở Hà Nội dường như người ta chỉ nói đếnđường ở phố mà quên hẳn một phần quan trọng của giao thông Hà Nội là đường trong ngõ. Hà Nội có khoảng 300 ngõ lớn nhỏ. Nếu các ngõ ở khu phố kiểu Pháp rộng đến mức taxi có thể vào được thì ngõ ở nhiều phố chỉ dắt vừa chiếc xe đạp và hai chiếc xe tránh nhau sẽ rất khó khăn như ngõ Hậu Khuông trên phố Bạch Mai là một ví dụ điển hình. Nhiều ngõ ở phố Khâm Thiên, Trần Khát Chân, Lò Đúc, Kim Ngưu, Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê... cũng chỉ hơn Hậu Khuông tí chút. Buổi sáng chỉ cần chiếc xe chở rác từ trong ngõ đi ra là ùn tắc xảy ra. Trong nội thành chưa có một cây cầu vượt nào. Dự án xây 2 cầu vượt trong đó có một cầu vượt ở gần bệnh viện Bạch Mai ì xèo từ mấy năm trước nay im bặt. Tại Ngã Tư Vọng người ta cũng đã khởi công đường hầm cho người đi bộ đầu tiên nhưng hiện tại nó tạm bị lấp lại vì hình như chưa có mặt bằng để thi công tiếp.
Theo một báo cáo của ngành GTCC, từ năm 1994-2003, Hà Nội chỉ làm mới được 50 km đường. Ai cũng biết giao thông Hà Nội ùn tắc là do thiếu hạ tầng và để giải quyết tình trạng đó người ta đã lập nhiều dự ánmở đường mới hay cải tạo các con đường hẹp nhưng triển khai dự ánlại quá chậm. Đường Kim liên-Ô chợ Dừa sau bao nhiêu năm cũng chỉ được một đoạn. Hai ngã tư “kinh hoàng” là Ngã Tư Sở và Ngã Tư Vọng có thiết kế, có tiền và nằm trong 9 dự án trọng điểm của thành phố cho đến nay vẫn dở dang. Dự án”Tăng cường năng lực quản lí giao thông đô thị” vay hơn 20 triệu USD của Ngân hàng Thế giới cộng với mấy triệu USD vốn đối ứng của thành phố triển khai phầm phập một thời kỳ nay chẳngthấy cục cựa. Không những thiếu đường mà ngay cả chất lượng những con đường mới làm cũng rất kém vì nạn đào bới và bớt xén khi thi công. Không thể so với Tô-ki-ô hay Sê-un nhưng hãy đến Băng Cốc, Chiềng Mai (Thái Lan), Nam Ninh, Quảng Châu (Trung Quốc) sẽ thấy người ta đầu tư xây dựng hạ tầng thế nào.
Thiếu năng lực, trách nhiệm
Năm 1883 Pháp chiếm Hà Nội và sau khi công bố Hà Nội là thành phố loại I,người Pháp bắt đầu qui hoạch khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Cái tồi tệ nhất của qui hoạch này là đã phá chùa Báo Thiên, Báo Ân… Songở góc độ tích cực thì việc qui hoạch cũng tạo bộ mặt mới cho khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm xóa đi những con đường đất hẹp và bùn lầy khi mùa mưa, những ngôi nhà tranh lụp sụp ven hồ. Giao thông khu vực này với Hoàng Thành tốt hơn. Vào khoảng những năm 20 của thế kỷ XX, người Pháp lại tiếp tục qui hoạch mở rộng Hà Nội, việc qui hoạch được giao cho Ernets Hébrarb vàLagisquet. Gần 100 năm qua đã khẳng định qui hoạch này hợp lí và những con đường trong khu phố Pháp hầu như không bị ách tắc.
Những năm 80 của thế kỷ trước Liên Xô cũng giúp Hà Nội qui hoạch nhưng việc giúp đỡ này bị dang dở vì Liên Xô tan rã. Hà Nội qui hoạch bằng nội lực nhưng xem ra vừa chậm vừa không ổn. Có một thời dư luận đã ồn ã về đường Thái Hà qui hoạch thẳng nhưng khi làm lại cong vì đâu như có người nhà của một cán bộ có quyền trong công tác qui hoạch bị lấy nhà. Lại cóchuyện những người giầu có bỏ tiền mua những chỗ đất “chó ỉa” với giá bèo bọt rồi tìm đến các nhà qui hoạch “xin”họ một nét bút chìchạy qua. Ngày 18-7-1989 báo Hànộimới có bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Bùi Danh Lưu về giải quyết nạn ùn tắc. Ông Lưu cho biết Bộ GTVT đã chuẩn bị dự án để giải quyết vấn nạn đó. Nhưng 15 năm trôi qua...
Qui hoạch thiếu tầm nhìn, không hợp lí nhưng công tác quản lí lại còn dở hơn làm người ta nghi ngờ chức năng mà Nhà nước giao phó. Nhiều con đường trong qui hoạch khá rộng nhưng khi làm đường nó bị thu hẹp bởi người dân lấn chiếm nhưng chủ dự án cũng không có biện pháp ngăn chặn. Khi chôn cột điện chắc chắn ngành điện không thể chôn sát vào nhà dân vì phải đảm bảo an toàn, thế nhưng ở phố Hồ Đắc Di cột điện có khi còn nằm giữa tường rào. ở nhiều ngõcột điện nằm trong nhà dân là chuyện bình thường. Chính quyền phường hẳn phảibiết nhưng không hiểu vì lí do gìhọ cứ lờ đi. Chỉ khổ cho ngành Điện. Dự án nút giao thông Ngã Tư Sở và Ngã Tư Vọng đến đầu tháng 8 mới giải phóng được mặt bằng. Chúng ta có luật pháp cho chuyện này nhưng sự chậm trễ của dự án 100% không phải tại dân mà do chủ dự án một phần. Ông Phan Mạnh Chính - Giám đốc Ban quản lí các công trình trọng điểm cho rằng sự chậm trễ trong các công trình là từ trước đến nay quá “mềm mỏng” khi giải phóng mặt bằng. Thực ra ông Chính nói đúng một nửa. Ban đầu người dân phải di dời ở Ngã Tư Vọng được áp giá đền bù khá thấp, thử hỏi người dânkhông kiến nghị làm sao họ có thể được tính giá đền bù như vừa rồi ?
Tại sao chủ dự án không tính giá đó ngay từ đầu ? Phố Đông Tác nối từ khu tập thể Khương Thượng ra khu tập thể Kim Liênlàđường quan trọng để giảm tải cho đường Trung Tự, nhưng lạ thay chợ Đông Tác chiếm đường bán hàng thoải mái dẫn đến không chiều nào đường này không ùn tắc. Song dường như người ta bỏ mặc những người dân hành xử với nhau.
Chúng ta có Luật Giao thông dường bộ, nhưng việc thể hiện luật trên mặt đường vừa thiếu lại vừa sai. Sai đến mức một người nước ngoài đã làm một cuộc triển lãm các biển báo cho người đi bộ sai qui định tại Hà Nội. ở những tuyến phố chính, ngành giao thông cho sơn kẻ phân chia luồng tử tế nhưng nhiều con đường lại chẳng kẻ vẽ gì, ví dụ như đường Thụy Khuê, Trần Khát Chân, Lê Trọng Tấn... Hệ thống đèn tín hiệu giao thông cũng thực sự không ổn. Cứ một phát chuyển từ đèn đỏ sang đèn xanh ngay lập tức và đèn vàng hầu như không có tác dụng. Có ngã ba, ngã tư cho phép rẽ phải nhưng nhiều chỗ lại không mặc dù nếu cho rẽ sẽ không ảnh hưởng đến hướng khác và không gây ách tắc. Trước SEA Games22 cảnh sát giao thông Hà Nội được bổ sung thêm lực lượng.
Nhưng hiện nay vẫn có cảm giác là thiếu vì người tham gia giao thông vi phạm luật bị xử lí quá ít. Vi phạm diễn ra trên đường nhiều vô kể, từ lạng lách đi sai luồng đến quá tốc độ Luật giao thông cho phép, xe máy lấn đường xe đạp, dàn hàng ngang… nhưng tất cả đều bình yên vô sự vì cảnh sát chỉ đứng ở ngã tư. Không có cảnh sát giao thông cơ động. Bảo họ không làm việc không đúng nhưng họ làm chưa hết trách nhiệm và sự phân công chưa hợp lí. Phạt, thu giữ phương tiện cũng được áp dụng đối với người vi phạm nhưng tuyên truyền Luật giao thông vàgiáo dục ý thức vừa ít lại khô cứng, đơn điệu dẫn đến hiệu quả không cao.
HNM