Cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều được bảo vệ

Doanh nghiệp - Ngày đăng : 10:04, 29/12/2014

Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam đã được điều chỉnh bằng khung pháp lý chặt chẽ hơn.

Đã từng có ý kiến lo ngại rằng việc xiết chặt hành lang pháp lý sẽ có thể gây ra những khó khăn cho việc phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh theo mạng (MLM), tuy nhiên, quan điểm của tôi hoàn toàn ngược lại. Ở một số quốc gia không yêu cầu đăng ký cũng như không cần quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm ngặt nghèo, không minh bạch trong truyền thông và mô hình kinh doanh, người dân sẽ rất khó phân biệt đâu là những doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính, đâu là những doanh nghiệp làm ăn chụp giật; đâu là sản phẩm tốt, đâu là sản phẩm nghèo nàn về chất lượng. Các quốc gia có hành lang pháp lý chặt chẽ sẽ tạo ra nhiều sự tin tưởng cho khách hàng và những người tham gia kinh doanh. Cho đến thời điểm hiện nay, trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Unicity hoạt động thì Việt Nam là một trong những quốc gia có hành lang pháp lý bảo vệ người tiêu dùng rất tốt. Nó giúp bảo vệ cho người tiêu dùng Việt Nam khỏi những Công ty kinh doanh theo mô hình đa cấp nhưng lại không tuân thủ cách làm đúng đắn.

Một trong những lý do khiến người tiêu dùng và xã hội kỳ thị kinh doanh theo mạng, chính là do sự tồn tại của mô hình kim tự tháp, theo đó có rất nhiều đặc điểm bất lợi cho người tham gia như chi phí tham gia cao vô lý; người tham gia được tưởng thưởng chủ yếu dựa vào việc lôi kéo thêm người mới vào mạng lưới; Việc tưởng thưởng không dựa chủ yếu trên doanh số bán hàng và dịch vụ; Hàng hóa và dịch vụ hiện tại không hợp pháp và không được phép lưu hành trên thị trường̣; Người tham gia bị yêu cầu phải mua thêm nhiều sản phẩm hơn nhu cầu bán hay sử dụng; Mô hình không cho phép trả lại hàng tồn kho… Mô hình kinh doanh MLM chân chính khác biệt như thế nào, thưa ông?

Hoàn toàn trái ngược với những đặc điểm nêu trên, mô hình kinh doanh chân chính không ép buộc người tham gia vào bất cứ ràng buộc tài chính vô lý hay lôi kéo người vào mạng lưới để nhận quyền lợi. Một “người tiêu dùng thông thái” khi lựa chọn công ty và sản phẩm cần đặt ra những câu hỏi và tìm hiểu thông tin cũng như có quyền được giải đáp thỏa đáng thông tin trước khi ra quyết định. Công ty kinh doanh chân chính không ép buộc không ép buộc người tham gia mạng lưới, còn gọi là nhà phân phối (NPP) đóng một khoản tiền lớn, tiền đặt cọc, hoặc ép buộc mua sản phẩm của DN và đóng những khoản chi phí cao bất hợp lý khác. Người tham gia không nhận được hoa hồng từ việc lôi kéo người khác tham gia mà tiền hoa hồng được chi trả dựa trên việc lưu thông hàng đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng, lúc mà người tiêu dùng bỏ tiền ra để mua sản phẩm tương xứng với đồng tiền của họ.

Những nét mới nào của khung hành lang pháp lý bảo vệ cho người tiêu dùng cũng như giúp phân biệt đâu là doanh nghiệp kinh doanh chân chính, thưa ông?

Nghị định mới sẽ là hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp chân chính hoạt động, cụ thể hóa các vấn đề đã có cũng như bổ sung những quy định mới ví dụ như: thông báo đến các địa phương trước khi tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp, thực hiện thông báo đến các Sở Công Thương về hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo, cấp chứng chỉ đào tạo viên cho những Nhà Phân Phối tham gia đào tạo về hoạt động bán hàng đa cấp theo mẫu của Bộ Công Thương; cấp thẻ thành viên cho người tham gia bán hàng đa cấp, quy định cụ thể về mô hình trả thưởng, quy định rõ hơn về các hành vi bị cấm trong kinh doanh bán hàng đa cấp đối với cả doanh nghiệp và người tham gia hoạt động bán hàng đa cấp (Điều 5 - Nghị định 42/2014/NĐ-CP) … Tất cả những quy định này giúp bảo vệ người dân Việt Nam tốt hơn khi tham gia các mạng lưới bán hàng đa cấp.

Truyền thông đóng vai trò như thế nào trong việc cải thiện nhận thức người sử dụng, thưa ông?

Rất quan trọng, chúng tôi đề cao tính tương tác và thông tin nhiều chiều. Bên cạnh việc truyền thông chính thống nhằm áp dụng luật một cách chuẩn xác, hợp pháp, cũng cần có sự lắng nghe và trao đổi thông tin nhằm cải thiện cách làm sao cho phù hợp. Cần hiểu rằng mỗi người tiêu dùng, mỗi nhà phân phối cũng là một mắt xích thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đồng thời là một người giám sát. Mỗi người tham gia đều cần có ý thức bảo vệ quyền lợi của chính mình và của doanh nghiệp. Bất kể bạn đang tìm hiểu hay đã là nhà phân phối thì khi bắt gặp những nhà phân phối khác có khả năng “thôi miên” người khác bằng những lời cam kết không xác thực, thì hãy bảo vệ chính mình, bảo vệ công dân khác, và bảo vệ cho doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính bằng việc thông báo cho doanh nghiệp về hành vi của nhà phân phối đó, để doanh nghiệp có cách chế tài.

Hãy hiểu rằng, việc bảo vệ chính đáng cho doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính cũng là gián tiếp bảo vệ cho hàng triệu nhà phân phối đang không ngừng nỗ lực hết mình cho mục tiêu thay đổi cuộc đời họ tốt đẹp hơn. Họ theo đuổi ước mơ bằng chính sự lao động vất vả nhọc nhằn của mình.

Xin cảm ơn ông.

Khánh Phan