Tổng thống Mỹ thề tiêu diệt ISIS ở Iraq và Syria
Thế giới - Ngày đăng : 14:10, 11/09/2014
Theo CNN, Tổng thống Obama nói Mỹ sẽ mở rộng các cuộc không kích chống tổ chức “Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria” (ISIS) qua biên giới Iraq sang lãnh thổ Syria. Ông tuyên bố: “Tôi đã nói rõ rằng chúng tôi sẽ truy quét những kẻ khủng bố đang đe dọa đất nước ta, bất kể chúng ở nơi nào. Điều này có nghĩa là tôi sẽ không do dự có hành động chống ISIL (một cách gọi khác của ISIS) ở Syria, cũng như ở Iraq. Đây là nguyên tắc cốt lõi trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi: Nếu đe dọa nước Mỹ, các người sẽ không có nơi trú ẩn an toàn”.
Tuyên bố nói trên của Tổng thống Obama đáp lại những lời kêu gọi ngày càng gia tăng của các chính khách Mỹ về việc truy quét tổ chức “Nhà nước Hồi giáoThe declaration answered calls from a growing number of U.S. politicians for such a step, with increasing public support.
Tổng thống Obama: Mỹ sẽ mở rộng các cuộc không kích chống tổ chức “Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria” (ISIS) qua biên giới Iraq sang lãnh thổ Syria. |
Đưa thêm lực lượng Mỹ vào Iraq
Tổng thống Obama cũng thông báo việc đưa thêm 475 cố vấn quân sự Mỹ sang Iraq, nâng tổng số lên hơn 1.700 người.
Tuy nhiên, ông Obama nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống lại những chiến binh nhóm “Nhà nước Hồi giáo” (IS) sẽ khác với hai cuộc chiến tranh gần đây của Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Ông nói: "Sẽ không có sự tham gia của quân đội Mỹ chiến đấu ở nước ngoài. Chiến dịch chống khủng bố này sẽ được tiến hành thông qua một nỗ lực liên tục để diệt trừ ISIL ở bất cứ nơi nào chúng tồn tại bằng cách sử dụng không lực của chúng ta và sự hỗ trợ của chúng ta cho các lực lượng đối tác trên bộ. Chiến lược này (…) là chiến lược mà chúng ta đã theo đuổi thành công ở Yemen và Somalia trong nhiều năm qua".
Tổng thống Obama cũng nói đến khả năng mở rộng các cuộc không kích của Mỹ nhắm vào những thành trì của ISIS khắp biên giới Iraq vào tận Syria và chỉ ra rằng các đồng minh ở Châu Âu, ở Trung Đông và ở những nơi khác sẵn sàng tham gia chiến dịch chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu. Ông nói: "Với một chính phủ Iraq mới thành lập và sau khi tham vấn với các đồng minh nước ngoài và quốc hội trong nước, tôi có thể loan báo rằng Mỹ sẽ dẫn đầu một liên minh rộng khắp để đẩy lùi mối đe dọa khủng bố này".
Tuyên bố của Tổng thống Obama từ Nhà Trắng nhằm thuyết phục người Mỹ và các nước đồng minh rằng Mỹ sẽ cầm đầu cuộc chiến chống các phần tử thánh chiến Hồi giáo vốn đánh chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria và Iraq, với những cái tên như ISIS, ISIL hay “Nhà nước Hồi giáo” (IS).
Mục tiêu: “làm suy yếu và cuối cùng tiêu diệt ISIS
Tổng thống Obama tuyên bố: "Mục tiêu của chúng ta là rõ ràng: Chúng ta sẽ làm suy yếu và cuối cùng tiêu diệt ISIL thông qua một chiến lược chống khủng bố toàn diện và bền vững”.
Tổng thống Obama nói ISIS đang đe dọa toàn bộ khu vực Trung Đông, trong đó có Iraq và Syria. Ông nói thêm: "Nếu không bị ngăn chặn, các phần tử khủng bố này (ISIS) có thể gây ra mối đe dọa lớn vượt ra ngoài khu vực, trong đó có nước Mỹ”.
Cũng trong ngày 10/9, Tổng thống Obama cũng chuyển giao 25 triệu USD viện trợ quân sự cho Các lực lượng Iraq, trong đó có các chiến binh người Kurd đang đánh nhau với các phần tử ISIS. Khoản viện trợ này bao gồm đạn dược, súng hạng nhẹ và xe cộ cũng như huấn luyện quân sự.
Các nỗ lực ngoại giao của Mỹ trong tuần này cũng nhằm củng cố liên minh chống ISIS. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến khu vực ngày 9/9 để hổi thúc Jordan và Saudi Arabia cùng với Mỹ chống ISIS, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cũng sẽ đến khu vực.
David Cohen, Thứ trưởng Bộ Tài chính đặc trách khủng bố và tình báo tài chính, viết trong một bài blog rằng Mỹ sẽ làm việc với các nước khác - đặc biệt là các nước vùng Vịnh - để cắt đứt mạng lưới tài trợ bên ngoài và khả năng tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu của ISIS.
Theo các nguồn tin, Saudi Arabia đã cam kết tham gia nỗ lực chống ISIS và quân đội Mỹ sẽ huấn luyện những chiến binh của phe đối lập Syria trên lãnh thổ nước này.
Giai đoạn tấn công chống ISIS
Một quan chức Mỹ cao cấp nói với nhà phân tích Gloria Borger của CNN rằng thông điệp nói trên của Tổng thống Obama cho thấy “giai đoạn tấn công tiếp theo” chống ISIS và Tổng thống Obama đã tìm kiếm sự hậu thuẫn quốc tế trước khi nói về chiến lược chống ISIS của ông. Quan chức này nói: "Nếu không có được một liên minh, khó có thể giải thích chiến lược này sẽ hoạt động như thế nào”.
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Mike Rogers – Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ và là một người hay chỉ trích Tổng thống Obama – nói: "Kế hoạch mà Tổng thống (Obama) công bố tối nay (10/9, giờ Mỹ) là một bước tiến đáng khích lệ theo hướng đúng đắn. Thành công của kế hoạch này còn phụ thuộc và khâu chi tiết hóa và thực thi”.
Liên minh do Mỹ dẫn đầu sẽ tăng cường hoạt động chống khủng bố để ngăn chặn dòng chiến binh nước ngoài đổ vào “Nhà nước Hồi giáo” và gia tăng viện trợ nhân đạo cho những nạn nhân của ISIS.
Quyền hạn của quốc hội Mỹ
Barack Obama khẳng định rằng ông có thẩm quyền gia tăng các cuộc không kích chống ISIS, theo quyền hạn dành cho Tổng thống Mỹ cách đây hơn 10 năm để chống lại tổ chức khủng bố al-Qaeda. ISIS được thành lập từ một số chi nhánh của al-Qaeda, nhưng hiện đã tách khỏi tổ chức khủng bố đứng đằng sau vụ tấn công nước Mỹ ngày 11/9/2001.
Trong tuần này, Tổng thống Obama đã yêu cầu Quốc hội Mỹ dành cho thêm quyền cung cấp vũ khí và huấn luyện các lực lượng đối lập Syria ôn hòa để chiến đấu chống lại ISIS. Nếu được quốc hội phê chuẩn, chính quyền Obama sẽ được phép nhận tiền của các nước khác để hỗ trợ cho các lực lượng đối lập ở Syria.
Các nhà lãnh đạo của đảng Dân chủ ở Thượng viện Mỹ đã chuẩn bị dự luật sẽ cho phép quân đội Mỹ vũ trang và huấn luyện quân nổi dậy Syria thân phương Tây trong cuộc chiến chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).
Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Harry Reid cho biết ông ủng hộ trao cho Tổng thống Obama thẩm quyền tăng cường lực lượng khu vực trong cuộc chiến chống lại nhóm “Nhà nước Hồi giáo” (IS). Ông nói: "Tôi thấy rõ là chúng ta cần phải huấn luyện và vũ trang quân nổi dậy Syria và cần được giúp đỡ các nhóm khác ở Trung Đông”.
Hiện thời, Quốc hội lưỡng viện Mỹ ủng hộ việc áp dụng các biện pháp mạnh chống ISIS. Tuy nhiên, mội cuộc biểu quyết về hành động quân sự đều chứa đựng rủi ro, nhất là khi cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ chỉ còn cách đây chưa đầy 2 tháng.