Quỹ "1 triệu cây xanh cho Việt Nam” trồng cây xanh tại đồi Độc Lập - Điện Biên Phủ
Doanh nghiệp - Ngày đăng : 09:21, 06/08/2014
Ngay sau nghi thức buổi lễ, các đại biểu, người dân và hàng trăm đoàn viên thanh niên đã tham gia trồng 40.000 cây xanh tại di tích đồi Độc Lập và một số địa danh khác tại tỉnh Điện Biên. Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở cực Tây của Tổ quốc, được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến bởi chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Địa điểm di tích đồi Độc Lập (là nơi “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” đến lần này) mãi mãi là mốc son chói ngời trong cuộc chiến đấu oanh liệt của quân và dân ta ở Điện Biên. Đây cũng là nơi lưu giữ giá trị lịch sử văn hóa của cuộc kháng chiến vĩ đại, nhắc nhở các thế hệ con cháu mai sau phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng, xây dựng quê hương đất nước đẹp giàu. Chiến thắng Điện Biên Phủ gắn liền với tên tuổi vị cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng kiệt xuất trên thế giới, anh hùng của nhân dân Việt Nam.
Chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” là hoạt động phối hợp giữa Tổng cục Môi trường (VEA) và Công ty Vinamilk với mục đích trồng thêm nhiều cây xanh cho các tỉnh, thành phố, cải thiện môi trường sống cho người dân Việt Nam. Chương trình được mở rộng đến các khu vực mà cây xanh đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng như: khu dân cư, khu công cộng, các tuyến đường trung tâm, các trường học…tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Trong năm 2012 và 2013, chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” đã tổ chức trồng cây tại 10 tỉnh, thành phố trên toàn quốc với tổng số gần 100.000 cây xanh các loại. Năm 2014, Quỹ sẽ tiếp tục hành trình trồng cây và thực hiện trồng cây trên khắp vùng miền cả nước với dự kiến khoảng 120.000-150.000 cây xanh các loại. Trong năm 2014, tổng số tiền Công ty Vinamilk đóng góp cho Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam khoảng 1,5 tỷ đồng.
Tiếp sau tỉnh Điện Biên, “Quỹ 1 triệu cây xanh” cho Việt Nam sẽ tiếp tục trồng cây tại thêm nhiều thành phố khác trên toàn quốc, mở rộng đến các khu vực mà cây xanh đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Ông Trần Phong, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường-Tổng cục Môi trường, đại diện Ban điều hành chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh” cho Việt Nam đã chia sẻ: “Chương trình Quỹ “1 triệu cây xanh cho Việt Nam” là hoạt động hợp tác nhằm hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc đẩy mạnh trồng, quản lý và bảo vệ cây xanh để cải thiện chất lượng môi trường không khí tại các đô thị, vừa thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, vừa hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh công tác xã hội hóa trồng cây xanh. Mục tiêu của chúng tôi khi tổ chức những sự kiện như lễ trồng cây lần này là để khơi gợi và khuyến khích cộng đồng đưa ra nhiều sáng kiến hơn nữa và quan tâm thiết thực hơn nữa tới cây xanh và việc trồng cây xanh tại các thành phố trên cả nước”.
Đại diện cho đơn vị khởi xướng Chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam”, Bà Bùi Thị Hương-Giám đốc Điều hành, Công ty Vinamilk chia sẻ: “Cùng với những chương trình cộng đồng khác của Vinamilk như Quỹ sữa vươn cao Việt Nam, Công ty Vinamilk triển khai chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam với mong muốn được chung tay cùng với cộng đồng xã hội cải thiện môi trường sống xung quanh, cho chính chúng ta và thế hệ tương lai. Đến nay, Quỹ đã thực hiện trồng cây tại 10 tỉnh thành trên cả nước và ngày hôm nay tại Điện Biên. Để phát triển mật độ cây xanh như mục tiêu đã đề ra, Vinamilk sẽ thực hiện chương trình liên tục trong nhiều năm tại các tỉnh thành của Việt Nam theo đề xuất nhu cầu trồng cây của từng địa phương. Với ý nghĩa lâu dài và tầm quan trọng của chương trình, Vinamilk rất mong nhận được sự quan tâm của các Bộ, Ban ngành, chính quyền trung ương và địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí và đặc biệt là người tiêu dùng cả nước trong suốt hành trình của Quỹ trong năm nay và những năm tiếp theo vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp”.
Thông tin về Tổng cục Môi trường Theo Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định Tổng cục Môi trường (TCMT) thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về môi trường và thực hiện các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Tổng cục Môi trường được thành lập dựa trên 3 đầu mối: Vụ Môi trường, Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Cục Bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổng cục Môi trường được giao 18 nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó có những nhiệm vụ chuyên môn đặc thù như: dự thảo, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường; Kiểm soát ô nhiễm; Quản lý chất thải và cải thiện môi trường; Bảo tồn đa dạng sinh học; Bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng ven biển; Thẩm định và đánh giá tác động môi trường; Quan trắc và thông tin môi trường; Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ môi trường, truyền thông môi trường; Thanh tra, kiểm tra và giải quyết các khiếu nại tố cáo về môi trường; Thực hiện các dịch vụ công về môi trường và các nhiệm vụ khác được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao...Trong những năm qua, TCMT đã nỗ lực cùng với xã hội chung tay hành động bảo vệ môi trường thông qua nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục, hoạt động trồng cây góp phần gìn giữ môi trường sống được xanh và sạch hơn. Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường trực thuộc Tổng cục Môi trường (CETAC) (đơn vị trực tiếp thực hiện quản lý và điều hành Chương trình) có chức năng giúp Tổng cục trưởng thực hiện các nhiệm vụ: đào tạo và truyền thông môi trường, phát triển và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường, thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. |
Thông tin thêm về Vinamilk Bên cạnh nguồn sữa nguyên liệu đầu tư trong nước, Vinamilk còn chú trọng đầu tư tại các nước có ngành chăn nuôi bò sữa tiên tiến như New Zealand. Nhà máy Miraka (New Zealand) do Vinamilk đầu tư 19.3% cổ phần, có tổng vốn đầu tư hơn 120 triệu USD, chuyên sản xuất sản phẩm bột sữa nguyên kem chất lượng cao. Nhà máy có công suất 32.000 tấn sữa bột/năm và dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng UHT có công suất 60 triệu lít sữa/ năm và thiết kế để có thể mở rộng trong tương lai. Tháng 8/2014, dây chuyền sữa tươi tại Miraka dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động. Dây chuyền sản xuất sữa tươi có công suất 60 triệu lít sữa/năm, với tổng vốn đầu tư hơn 21.9 triệu USD. Với dây chuyền này, Vinamilk sẽ gia tăng sản lượng sữa tươi đóng hộp nhập về Việt Nam với thương hiệu Twin Cows. Đồng thời, sản lượng sữa từ nhà máy tại New Zealand này sẽ là nguồn sữa nguyên liệu góp phần đảm bảo cho việc chủ động nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa của Công ty Vinamilk tại Việt Nam. Từ năm 2013 Vinamilk còn đầu tư xây dựng hai « siêu » nhà máy sản xuất sữa bột và sữa nước tại Việt Nam. Nhà máy sữa Việt Nam xây dựng trên diện tích 20 ha với tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng, đặt tại tỉnh Bình Dương và tập trung vào các sản phẩm sữa nước. Với công suất thiết kế giai đoạn 1 là 400 triệu lít sữa/năm, giai đoạn 2 (dự kiến triển khai vào 2017) là 800 triệu lít. Nhà máy sữa bột trẻ em Việt Nam có vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng với công suất thiết kế 54.000 tấn sữa bột/một năm. Nhà máy đi vào hoạt động giúp cho trẻ em nói riêng và người tiêu dùng Việt Nam nói chung được sử dụng những sản phẩm sữa có chất lượng tốt không kém sữa bột nhập khẩu nhưng giá chỉ bằng một nửa. Vào tháng 5-2014, Vinamilk đã động thổ nhà máy tại Campuchia. Dự án có tổng vốn đầu tư 23 triệu USD, trong đó Vinamilk có tỉ lệ nắm giữ sở hữu 51%. Năm 2015, khi dự án đi vào hoạt động doanh thu năm đầu tiên ước tính đạt khoảng 35 triệu USD và tăng dần qua các năm sau. Vinamilk cũng vừa nhận được giấy phép đầu tư vào Ba Lan, với quy mô khoảng 3 triệu USD. Dự án này sẽ đóng vai trò cung cấp nông sản và gia súc để hỗ trợ sản xuất cốt lõi của Vinamilk các sản phẩm sữa, đồ uống và thực phẩm. Đồng thời, dự án còn là cửa ngõ cho Vinamilk tiếp cận và mở rộng ở thị trường châu Âu. Ngoài hai dự án mới này, Vinamilk đang xem xét khả năng đầu tư vào Myanmar và một số nước khác. |