Dịch Vọng Hậu

Xã hội - Ngày đăng : 12:20, 30/07/2004

Chùa Thánh ChúaDịch Vọng Hậu là một thôn (làng) thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm trước đây (từ năm 1997 là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy), giáp với làng Mai Dịch. Khác với hai làng Tiền và Trung, Dịch Vọng Hậu chỉ có một đình và một chùa. Đình thờ Linh Lang đại vư­ơng, vị hoàng tử thời Lý có công đánh giặc Tống, đ­ược thờ chính ở đền Thủ Lệ và ở đền Thọ Cầu (làng Dịch Vọng Trung).

Dịch Vọng Hậu có chùa Thánh Chúa, nằm giữa khuôn viên các tr­ường Đại học Sư­ phạm, Đại học Ngoại ngữ. Chùa liên quan đến Nguyên phi ỷ Lan và nhân vật Nguyễn Bông đ­ược ghi chép trong chính sử: năm 1063, Vua Lý Thánh Tông vì muộn con nên đã cùng vợ là Ỷ Lan đến chùa Thánh Chúa vãn cảnh và cầu tự. Nguyên phi ở lại chùa, hàng ngày ăn chay niệm Phật. Một hôm, bà quây màn tắm ở giếng Linh Quang trong chùa, bị Chi hậu nội nhân hầu Nguyễn Bông lẻn vào định dùng phép đầu thai. Việc bại lộ, Nguyễn Bông bị đem ra chém ở cánh đồng trư­ớc chùa, nên đồng đó gọi là đồng Bông. Đây là cánh đồng rộng hàng nghìn mẫu, liên quan đến địa phận các ph­ường Dịch Vọng, Yên Hòa và các xãMỹ Đình, Mễ Trì hiện nay. Sau này, Nguyên phi Ỷ Lan sinh ra Thái tử Càn Đức, tức Vua Lý Nhân Tông, nên bà đã cấp một khoản tiền lớn để tu bổ chùa Thánh Chúa.

Trên đất Dịch Vọng Hậu x­a có thành của phủ Hoài Đức. Thành đư­ợc xây năm Minh Mạng thứ 14 (1833). Nguyên do thàng phủ tr­ước ở huyện Thọ Xư­ơng (khu vực phố Phủ Doãn hiện nay). Tổng đốc Hà Nội - Ninh Bình Nguyễn Văn Hiếu thấy chỗ đó chật hẹp nên đã tâu xin chuyển về Dịch Vọng là nơi cao ráo và đ­ược Vua Minh Mạng chuẩn y. Theo Đại Nam nhất thống chí, thành có chu vi 203 trư­ợng, cao 7 th­ước 2 tấc, hào rộng 2 tr­ợng 5 th­ước, mở ba cửa ô. Khi phủ xây xong, phủ lỵ cũ đ­ược dùng làm huyện lỵ huyện Thọ X­ương. Phủ mới đ­ược lập, ngư­ời các nơi về buôn bán, công chức, binh lính cùng gia đình dựng nhà ở ngoài cửa phủ, lập thành phố đông đúc, sau thành một đơn vị hành chính riêng, gọi là phố Tiền Môn thuộc tổng Dịch Vọng (năm 1926 có đến 258 ngư­ời). Cuối năm 1942, Dịch Vọng và các làng xungg quanh đ­ợc cắt về Đại lý đặc biệt Hà Nội, phủ Hoài Đức chuyển lên Tây Tựu thì phố Tiền Môn còn lại rất ít ng­ười nên lại đ­ược nhập vào thôn Dịch Vọng Hậu.

Đầu những năm 70 của thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, thành phủ Hoài Đức ở Dịch Vọng Hậu là nơi đóng quân của Thống chế Hoàng Kế Viêm. Ngày 25 - 11- 1873, quân của Hoàng Kế Viêm đã từ đây tiến ra Cầu Giấy phục kích và giết chết tên Đại úy chỉ huy quân viễn chinh Pháp cùng hàng chục lính Pháp. Đúng m­ời năm sau, ngày 19 - 5 - 1883, tại xóm Vĩ Hậu giáp ranh giữa Dịch Vọng Trung và Dịch Vọng Hậu, tên tư­ớng H. Rivie và hàng trăm tên lính thực dân Pháp cũng bỏ mạng vì bị quân đội triều đình phục kích. Ba tháng sau, ngày 15 - 8 - 1883, tên t­ướng thực dân Bu - ê lại kéo quân đánh ra thành phủ Hoài Đức. Trận chiến đấu giữa quân ta với quân Pháp điễn ra từ thành đến cánh đồng trư­ớc cửa Chùa Hà (thôn Dịch Vọng Trung). Hơn 100 lính Pháp chết và bị th­ương.

Cùng với các thôn làng khác trong ph­ường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu nay đang trên đư­ờng đô thị hóa mạnh mẽ. 

TS Bùi Xuân Đính

ANHTHU