Bộ Công thương nhận trách nhiệm về chậm sửa Nghị định 84
Chính trị - Ngày đăng : 12:54, 10/06/2014
Các đại biểu tại phiên chất vấn chiều nay. |
Những vấn đề chủ yếu sẽ được các đại biểu chất vấn tổng tư lệnh ngành tài chính là nợ công, khả năng cân đối nguồn trả nợ, giải pháp giảm nợ công để bảo đảm an toàn nền tài chính quốc gia; cân đối thu-chi ngân sách nhà nước, kỷ luật tài khóa; tình trạng chuyển giá, hoàn thuế sai và trốn thuế, gian lận trong kê khai thuế gây thất thu cho ngân sách nhà nước; công tác quản lý, kiểm soát và bình ổn giá thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, tác động trực tiếp tới đời sống nhân dân; vấn đề tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và giải pháp thúc đẩy nhanh, hiệu quả hơn.
Tại phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, kỳ họp này Quốc hội (QH) chọn 4 nội dung chính để chất vấn là: Tài chính (nợ công, nợ ngân sách, bộ chi); giáo dục và đào tạo (chất lượng đào tạo tiến sĩ, thạc sỹ, sinh viên ra trường thiếu việc làm, mất cân đối đào tạo và nhu cầu); việc tổ chức thực hiện luật pháp, hiến pháp (nợ văn..bản…); khiếu nại, khiếu kiện, thanh tra, kiểm tra chống tiêu cực.
Vì thế, có 5 thành viên Chính phủ tham gia chất vấn là Bộ trưởng Bộ Tài chính, Giáo dục Đào tạo, Tư pháp, Tổng thanh tra Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Tính đến thời điểm này, đã có 194 câu hỏi được gửi tới các thành viên Chính phủ đăng đàn. Chủ tịch QH yêu cầu các đại biểu tập trung chất vấn vào 4 nội dung chính trên.
Tiếp đến, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Hiền trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII.
Theo Chủ tịch QH, tại kỳ họp thứ 6 có 2.195 kiến nghị kết quả nhìn chung khẩn trường, tích cực, có kết quả. Tuy nhiên, còn nhiều kiến nghị chưa được giải quyết, nhiều kiến nghị được giải quyết nhưng chưa đến nơi đến chốn. Kỳ họp này đồng bảo cử tri cả nước gửi đến QH 2.276 kiến nghị. Chủ tịch QH đề nghị các cơ quan chính phủ, tư pháp, các ngành, các cấp trả lời các kiến nghị trên và có giải pháp tích cực.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn. |
QH chuyển sang phần chất vấn và Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn.
4 nhóm nội dung Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời là: Nợ công; quản lý thu chi ngân sách; kiểm soát bình ổn giá cả thị trường đối với mặt hàng thiết yếu; cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (đoàn Hòa Bình) hỏi về tình hình chi NSNN cho nông nghiệp nông dân, nông thôn thời gian qua.
Theo Nghị quyết 26, năm 2008-2013 hàng năm NSNN bố trí cho nông nghiệp nông thôn 32,8%-41,8% tổng chi ngân sách, 2014 dự đoán là 41,7%. 6 năm qua là gần 2 triệu tỷ đồng, bình quân 38% tổng chi NSNN, bố trí cho chương trình nông thôn mới, chương trình 135…, bình quân tăng 21%/năm, cao hơn tốc độ tăng của thu NSNN (16,6%). Đến 2014, chi nông nghiệp nông thôn 3,2 lần so với 2008. Riêng chi đầu tư phát triển giai đoạn 2009-2013 tăng 2,62 lần. Tuy nhu cầu lớn so với khả năng đáp ưng nhưng việc bố trí NSNN cho nông nghiệp nông thôn cơ bản đáp ứng được nhu cầu của NQ.
Bên cạnh đó, CP khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực này thông qua ưu đãi về đất đai, hỗ trợ khoa học kỹ thuật.
Các giải pháp tiếp theo là nghiên cứu ban hành văn bản, điều chỉnh cơ chế, thực hiện phân cấp và lồng ghép chương trình trên địa bàn; nâng cao trình độ cán bộ cơ sở.
Kết luận của thanh tra CP về thanh tra Tập đoàn Điện lực (EVN)
Vấn đề này Bộ Tài chính đã có văn bản báo cáo Chính phủ. Theo kết quả thanh tra, chi phí khấu hao nhà liền kề, chung cư, EVN thuê sử dụng không được đưa vào kinh doanh, phải hạch toán riêng. Chi phí cho công trình phúc lợi như nhà trẻ, sân tennis EVN không được tính khấu hao để tính giá thành điện. EVN phải xây dựng quy chế sử dụng nhà khách, nhà ở, điều kiện tiêu chuẩn định mức.
Đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa-Vũng Tàu) chất vấn về biện pháp cân đối thu-chi ngân sách để trả nợ công. Nợ công có thực sự an toàn, giải pháp bảo đảm an nin tài chính quốc gia.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, theo số tuyệt đối, nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu so với GDP thì tỷ lệ thay đổi không nhiều (tỷ lệ nợ công trên GDP qua các năm là 51,7% (2010); 50,1% (2011); 50,8% (2012) và 54,1% (ước tính 2013) hiện ở dưới mức theo quy định của Nghị quyết của Quốc hội là 65%.
Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn của Nhà nước tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển còn chưa lớn, để có nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, cần phải huy động nguồn tài chính bổ sung cho đầu tư phát triển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ công gia tăng trong thời gian qua.
Về cơ cấu nợ công, khoảng 50% là nợ nước ngoài với điều kiện vay cơ bản là ưu đãi với thời gian đáo hạn còn lại khoảng 15 năm; 50% còn lại là khoản vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn phần lớn nằm trong khoảng từ 2-5 năm.
Theo tổng tư lệnh ngành tài chính, với tổng mức dư nợ công hiện nay (54,1% GDP) và dự kiến bội chi NSNN đến 2015 và giai đoạn 2016-2020, theo Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội của Quốc hội; khi đó để đảm bảo khả năng trả nợ cần phải thực hiện thu Ngân sách phải đạt yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ đề ra trong Chiến lược phát triển ngành tài chính đến 2020 và Kế hoạch năm năm 2011-2015, phải đạt tăng thu 12%-14%/ năm; cân đối NSNN vững chắc; bội chi hợp lý, dành khoảng 20% tổng thu NSNN để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ; các khoản vay bù đắp bội chi cơ bản chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển và thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quá, giải ngân đúng tiến độ, đúng quy định.
Đại biểu Trương Văn Vở (đoàn Đồng Nai) thắc mắc về việc Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt đến 2015 cổ phần hóa, thoái vốn DNNN nhưng hiện việc này vẫn chậm. Vì sao Bộ Tài chính chưa tham mưu cho Chính phủ chế tài cần thiết xử lý cá nhân từng DN chậm CPH.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đến nay văn bản pháp lý và giải pháp để đã đầy đủ nhưng quá trình thực hiện còn tùy thuộc vào người đứng đầu bộ, ngành địa phương. Hiện có những bộ, ngành tiêu biểu như Giao thông vận tải, NNPTNN.
Bộ Công thương nói thêm về cơ chế điều hành giá xăng dầu và giá điện, có sửa Nghị định 84. Bộ Trưởng Bộ Công thương Huy Hoàng trả lời của đại biểu Lê Thị Nga: Trên thực tế, NĐ 84 vận hành mang lại nhiều kết quả, lớn nhất là tạo tiền đề thuận lợi thực hiện chủ trương giá thị trường có sự quản lý của NN. Tuy nhiên, quá trình vận hành NĐ này còn một số phát sinh cần điều chỉnh, bổ sung, đó là cơ chế điều hành xăng dầu bám sát tín hiệu thị trường hơn, tạo thuận lợi cho quá trình cạnh tranh trong SXKD, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Thời gian qua Bộ Công thương phối với các ngành nghiên cứ sửa đổi, bổ sung thấy cần xem xét toàn diện vấn đề để sửa đổi NĐ này cần bám sát hơn diễn biến thị trường thế giới (tần suất điều chỉnh ngắn hơn); tạo thêm điều kiện kinh doanh xăng dầu cạnh tranh hơn, thêm nhiều đầu mối nhằm tránh độc quyền, tạo điều kiện để người dân tham gia vào kinh doanh; sử dụng hiệu quả hơn quỹ bình ổn giá xăng dầu; nhiên liệu sinh học.
Bộ Công thương nhận trách nhiệm về chậm sửa đổi NĐ 84.
Về việc chuyển điều hành giá xăng dầu sang Bộ Công thương. Bản thân Bộ Công thương không muốn việc chuyển này. Thực tế Bộ Tài chính hiện là tổ trưởng tổ điều hành giá xăng dầu, chứ không phải điều hành độc lập. Nếu Bộ Công thương làm đầu mối, Chính phủ giao Bộ Công thương chấp hành và phối hợp với Bộ Tài chính.
Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) thắc mắc, năm 2013, lúc đầu dự báo khả năng hụt thu NSNN nhưng kết quả cuối cùng lại vượt thu. Đây là thành tích hay thiếu sót, nguyên nhân xây dựng dự toán kém?
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, sở dĩ có sự vượt thu như vậy nhờ thu thêm được lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn, Tcty Nhà nước; thu khoản phát sinh chênh lệch trái phiếu CP, thu phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông; toàn ngành tài chính tranh tra kiểm tra chống thất thu và thu hồi nợ đọng; thanh tra kiểm tra thuế giá trị gia tăng của các tỉnh Tây nguyên và Tây Nam Bộ.
Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu là việc dự kinh tế diễn biến bất thường nên dự báo khó khăn; dự toán 2013 được giao cao hơn so với thực hiện 2012 khoảng 20%; năng lực cán bộ còn thấp.
Giải pháp là nâng cao năng lực cán bộ, sửa đổi bổ sung chính sách; tính toán cụ thể hơn về ngắn hạn, trung hạn về kế hoạch tài chính; xây dựng dữ liệu tập trung hơn.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng Bộ Tài chính có giải pháp kịp thời bình ổn giá điện, đặc biệt là giá sữa nhưng giá thuốc chữa bệnh bị buông lỏng, Bộ Tài chính làm gì, phối hợp như thế nào để quản lý?
Người đứng đầu Bộ Tài chính cho biết, đây là vấn đề lớn và nhạy cảm. Theo quy định của Luật Dược, Bộ Y tế chủ trì cùng Bộ Tài chính, Công thương quản lý việc này. Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về giá, phối hợp các bộ ngành điều hành giá như giá xăng dầu, than, điện. Hiện Bộ Y tế là cơ quan tổ chức hướng dẫn đấu thầu mua thuốc.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) chất vấn: Bộ đã tham mưu cho Chính phủ để hạn chế hụt thu ngân sách ở Tây Nguyên do chính sách miễn giảm thuế giá trị gia tăng một số mặt hàng.
Theo Bộ trưởng Bộ tài chính, về tổng thể, hụt thu ở địa phương nhưng Trung ương không phải chi hoàn thuế GTGT. Bộ Tài chính đã làm việc với địa phương và xác định các địa phương có thể hụt thu. Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Thủ tương đã cho phép giao Bộ Tài chính tiếp nhận đề nghị của các địa phương, tạm ứng cho các địa phương.