12.000 yêu cầu Google "hãy quên tôi đi"
Công nghệ - Ngày đăng : 11:12, 02/06/2014
Người dân 28 quốc gia thuộc châu Âu bắt đầu hưởng "quyền được quên" theo phán quyết của Tòa án tối cao Liên minh châu (EU) đối với các công cụ tìm kiếm như Google phải gỡ bỏ những liên kết "không mong muốn về thông tin riêng tư" khỏi kết quả tìm kiếm nếu chủ nhân yêu cầu.
"Quyền được quên" bắt đầu có hiệu lực đối với người dùng châu Âu, bảo vệ quyền riêng tư trên mạng - Ảnh: getty Images |
Sau khi phán quyết có hiệu lực vào cuối tháng 5, Google đã tạo ra một trang web, cung cấp biểu mẫu cho phép người dùng EU tạo yêu cầu xóa thông tin riêng tư. Theo đại diện Google, biểu mẫu áp dụng cho người dân tại 28 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, cùng các chuyên gia đang sinh sống và làm việc tại đây, bao gồm cả người dân tại một số quốc gia không thuộc khối EU như Iceland, Liechtenstein, Na Uy, Thụy Sĩ.
Những người sống ở các khu vực khác châu Âu có thể tạo yêu cầu qua một biểu mẫu khác, nhưng Google không bị trói buột về pháp lý, buộc công ty phải thực hiện hay thay đổi.
Khi được hỏi những dạng thông tin nào có thể được xóa khỏi công cụ tìm kiếm Google Search, công ty trả lời CNN cho biết, còn tùy thuộc, một số thông tin có lợi cho công cộng như thông tin lừa đảo tài chính, án hình sự, tội phạm nguy hiểm, các hoạt động của chính phủ... Google sẽ tiếp tục sàn lọc biểu mẫu yêu cầu.
Đối với những yêu cầu khó và các vấn đề về đạo đức, một ủy ban đứng đầu bởi chủ tịch Google Eric Schmidt và giám đốc pháp lý David Drummond sẽ xem xét. Thành viên của uy ban sẽ có thêm nhà sáng lập Wikipedia Jimmy Wales, Peggy Valcke từ trường ĐH luật Leuven, Luciano Floridi từ ĐH Oxford, và Frank La Rue.. Điều này nằm trong sự cho phép của phán quyết.
Những yêu cầu xử lý thông tin dữ liệu không phải mới đối với Google. Theo CNN, Google đã nhận hơn 25 triệu yêu cầu từ các công ty tuyên bố các kết quả tìm kiếm của Google dẫn đến những tài nguyên vi phạm luật bản quyền. Kế đến, Google còn nhận hàng ngàn yêu cầu từ các chính phủ yêu cầu bỏ các liên kết (link).
Trong tháng Một, tòa án Đức chỉ thị Google khóa các kết quả tìm kiếm tại Đức dẫn đến những hình ảnh một buổi tiệc khiêu dâm của sếp lớn Formula One Max Mosley. Hai tháng sau, tòa án Pháp ra phán quyết tương tự cùng vụ "Max Mosley".
Không chỉ có Google, Yahoo! cũng đang cung cấp công cụ tìm kiếm tại châu Âu. Công ty cho biết đang "xem xét cẩn thận, và sẽ quyết định ở mức ảnh hưởng tối thiểu lên các doanh nghiệp và người dùng của mình"