Các DN dệt may nhiều lao động sẽ phải chuyển về nông thôn
Kinh tế - Ngày đăng : 11:47, 07/05/2014
Nguyên do nông thôn là nơi có nguồn lao động và thuận tiện giao thông. Còn đô thị và các thành phố lớn sẽ tập trung vào thời trang; sản xuất mẫu; cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ ngành dệt may.
Bên cạnh đó, tỉ lệ nội địa hóa trong ngành, đến năm 2015 xác định đạt 55%, năm 2020 đạt 65% và đạt 70% vào năm 2030.
Trong 4 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt 5.936 triệu USD tăng 20,0% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm chính của ngành dệt may đạt tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ là sản phẩm vải dệt từ sợi tự nhiên; quần áo mặc thường. Riêng vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo giảm 3,1%.
Mặt khác, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Hội Dệt May Thêu Đan TP Hồ Chí Minh cùng một số đơn vị đã vừa tổ chức Triển lãm Quốc tế lần thứ 24 về máy, thiết bị ngành may mặc, linh kiện, nguyên phụ liệu và vải 2014 (Saigon Tex 2014).
Triển lãm năm nay tăng 30% về diện tích và tăng 40% về số lượng công ty tham gia. Đây là triển lãm dệt may có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Điều này cho thấy, việc tìm kiếm và hợp tác với những đối tác hàng đầu thế giới về thiết bị và nguyên phụ liệu ngành dệt may đang và sẽ đóng vai trò quan trọng cho thành công của ngành dệt may của Việt Nam trong tương lai, đây là cơ hội cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thêm thông tin và cơ hội tiếp cận các công nghệ sản xuất mới nhất nhằm tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm.
Hơn nữa, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam, trong tháng 4/2014, Công đoàn Dệt May Việt Nam và Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp ngành tại Hà Nội với nhiều điều khoản tốt hơn những lần trước và có lợi hơn cho người lao động. Đây là nỗ lực của ngành dệt may trong việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.