Phải đúng lúc, đúng chỗ
Mỗi ngày một chuyện - Ngày đăng : 05:47, 05/04/2014
- Cháu nói gì mà bà không hiểu? Cái gì mà "cúc cúc, óp óp" như con gà, con ngan kêu vậy?
Đứa cháu chưa kịp giải thích thì con trai bà, là giáo viên THPT vừa đi dạy về, nghe được hết cuộc đối thoại của hai bà cháu liền bảo:
- Cháu Thủy dùng tiếng Anh chào bà và hỏi bà nấu cơm xong chưa để ăn sớm, vì buổi tối cháu còn phải họp nhóm với bạn chuẩn bị cho ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Sau khi giải thích với bà Ba, anh con trai quay sang nhắc cháu Thủy:
- Con học ngoại ngữ mà biết thực hành là điều mừng. Nhưng quan trọng phải phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Bà đã già, lại không biết tiếng Anh thì làm sao bà hiểu được. Kiểu nói "nửa Tây, nửa ta" nghe cũng rất chướng tai con ạ.
Nghe con trai nói với cháu, bà Ba nhắc thêm:
- Ra đường bà thấy mấy đứa choai choai cứ dăm ba câu lại đệm thêm một từ tiếng Tây nghe chẳng hiểu là gì. Bà thắc mắc thì chúng bảo, bà già lạc hậu và lẩm cẩm, đấy là mốt nói tiếng Tây đấy. Sao tụi trẻ bây giờ thích nói tiếng Tây thế anh giáo nhỉ? Lẽ nào xã hội phát triển, vốn ngôn ngữ tiếng Việt mình không đáp ứng nổi nhu cầu giao tiếp với người Việt hay sao? Anh giáo hằng ngày lên lớp nhớ nhắc giúp học trò và bọn trẻ dùng tiếng Tây phải đúng lúc, đúng chỗ kẻo "tiếng Việt bị ô nhiễm", nói với ông già, bà cả hoặc người ít học thì dùng tiếng Việt phù hợp, dễ nghe hơn.
Độc giả gửi bài dự thi về Báo Hànộimới, 44 Lê Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Email: thubandoc@hanoimoi.com.vn