Lưu ý khi ăn thịt tái sống
Sức khỏe - Ngày đăng : 14:45, 27/03/2014
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích có thể như ngon miệng hơn, hấp dẫn hơn... mà nhiều người không ngờ rằng các món thịt tái sống không hợp vệ sinh có thể mang đến cho con người nhiều mối nguy hiểm, trong đó đáng sợ nhất là lây truyền những bệnh nhiễm trùng, nhiễm các loại ký sinh trùng rất nguy hiểm từ những loại thịt cá, hải sản đã bị nhiễm bệnh mà người sử dụng không thể biết được.
Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đã cảnh báo rằng, những người ăn nhiều và thường xuyên thịt tái sống hãy coi chừng những bất ổn cho sức khỏe của mình. Vậy ăn thịt tái sống có thể bị nhiễm loại bệnh gì? Làm sao có thể ăn thịt tái sống mà không bị bệnh?
Ăn thịt tái sống nguy hiểm cho sức khỏe. Ảnh minh họa. |
Các bệnh có thể mắc khi ăn thịt tái sống:
Giun xoắn: Lây truyền khi ăn tái sống thịt heo hoặc các động vật hoang dã có chứa ấu trùng giun xoắn. Triệu chứng bệnh đa dạng, có thể từ không có triệu chứng đến các biểu hiện như phù mắt, đau đầu, đau cơ, rối loạn tiêu hóa, sốt kéo dài....Nếu bệnh nặng, giun nhiều có thể gây liệt cơ, nếu ảnh hưởng đến hô hấp có thể dẫn đến suy ho hấp và tử vong.
Giun đầu gai: Bệnh mắc phải do ăn các động vật mang ấu trùng như cá, tôm, ếch, lươn, rắn...không được nấu chín. Khi vào trong dạ dày con người, ấu trùng giun đầu gai sẽ chui qua vách dạ dày và di chueyern khắp nơi trong cơ thể. Ấu trùng di chuyển đến đâu sẽ tiết dịch gây viêm, hoại tử vùng đó. Người bệnh sẽ có những cơn đau nhói, đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng. Ấu trùng di chuyển đến da tạo thành những cục u sờ thấy nhúc nhích dưới da và thay đổi vị trí nhanh chón, biến mất nhanh, đôi khi sưng phù và đỏ ngứa ở nhiều vùng nên dễ bị chẩn đoán nhầm là dị ứng da. Ấu trùng có thể chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng... gây sưng mắt, đỏ mắt, xuất huyết trong mắt, mù mắt, đau vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi đau bụng, rối loạn tiêu hóa... Nguy hiểm hơn là giun có thể chui vào tủy sống, não gây ói mửa, đau đầu, rối loạn tâm thần, co giật.
Sán lá lớn ở gan: Mắc bệnh do ăn thực vật thủy sinh có mang ấu trung. Nếu nhiễm ít sẽ không thấy triệu chứng rõ rệt, nhưng khi nhiễm nặng sẽ gây ra những biểu hiện như đau bụng, vàng da, sốt, lạnh run, đau đầu dữ dội, gan to, đau vùng gan... Nặng hơn, ấu trùng sẽ di chuyển khắp nơi trong cơ thể như tim, phổi, mắt, da,... gây nguy hại cho những cơ quan này.
Sán lá nhỏ ở gan: Do ăn cua cá và thực vật thủy sinh sống hoặc nấu chưa chín. Biểu hiện bệnh thường không rõ rằng, thường là đau vùng gan, tiêu chảy, táo bón, ngứa, phù, vàng da, gan to cứng và đau...
Sán lá phổi: Nguyên nhân tương tự bệnh sán lá nhỏ ở gan nhưng sán lá phổi ký sinh trong khí quả, phổi gây đau ngực, nặng ngực, ho khạc đờm, đôi khi khạc ra máu bầm, thường bị chẩn đoán nhầm là lao.
Sán lá ruột: NGười bị nhiễm do ăn cá, thực vật thủy sinh sống hoặc nấu chưa chín. Khi bị bệnh sẽ có các triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, suy nhược cơ thể, phù mặt và quanh mắt.
Sán dãi heo: Bệnh phổ biến ở những người ăn phải thịt heo gạo sống hoặc chưa nấu chín. Đôi khi bệnh không có triệu chứng rõ rệt, nhưng thường người bệnh sẽ bị rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đôi khi có thể nôn ra đốt sán. Nặng hơn, bệnh nhân sẽ bị yếu cơ, sụt cân, rối loạn thần kinh, thiếu máu...
Ngoài những bệnh ký sinh trùng, người ăn thịt tái sống còn có nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính, thường gặp nhất là thương hàn, dịch tả; bệnh từ chất bảo quả như ung thư, ngộ độc, gây rối loạn thần kinh hoặc gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể.
Nhờ có ăn uống con người mới duy trì sự sống và phát triển được. Tuy nhiên, ăn uống cũng có thể gây hại cho sức khỏe của con người.
Các phòng tránh các bệnh khi ăn thịt tái sống
- Hạn chế và thận trọng khi sử dụng những thực phẩm tươi sống như: rau sống, lẩu sống, bò tái, tiết canh, cá nướng, thịt nướng chưa chín kỹ.
- Nên ăn thực phẩm đã nấu chín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nếu muốn ăn các món tái phải ngâm thức ăn vào giấm đậm đặc từ 5 tiếng trở lên.
- Chọn thực phẩm tươi sạch: ăn chín, uống ôi, ngâm kỹ, rửa sạch rau quả ăn sống, ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong; Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín; Đun kỹ thức ăn trước khi dùng lại; Thức ăn sống, chín phải để riêng, không dùng chung dụng cụ chế biến.
- Rửa tay trước khi chế biến và trước khi ăn
- Nơi chế biến thức ăn luôn khô sạch, không ăn thức ăn ôi, thiu, hỏng... và chế biến thức ăn bằng nước sạch.