Họ Nguyễn ở Vân Điềm

Xã hội - Ngày đăng : 08:13, 15/07/2004

Họ Nguyễn  ở  làng Vân Điềm (xã Vân Hà, Đông Anh) là dòng họ lớn. Trong 5 thế kỷ qua, họ Nguyễn có nhiều người tài giỏi, công danh hành trạng của họ đã được sử sách ghi lại. Người đầu tiên đem lại vinh quang cho dòng họ này là Nguyễn Thực.

Họ Nguyễnởlàng Vân Điềm (xã Vân Hà, Đông Anh) là dòng họ lớn. Trong 5 thế kỷ qua, họ Nguyễn có nhiều người tài giỏi, công danh hành trạng của họ đã được sử sách ghi lại. Người đầu tiên đem lại vinh quang cho dòng họ này là Nguyễn Thực.

Thuở nhỏ, Nguyễn Thực (có tên là Nguyễn Bảo) thông minh dĩnh ngộ, bốn tuổi đã thuộc mặt chữ, bảy tuổi làm được bài đoạn, 12 tuổi đã làm thơ phú. Năm 1594 Trịnh Tùng đưa vua Lê Thế Tông về Thăng Long. Năm 1595 vua cho tổ chức kỳ thi hội ở bến Thảo Tân (phía sau Nhà hát Lớn bây giờ) có hơn 200 cống sĩ dự thi, 6 người đậu tiến sĩ, Nguyễn Thực đỗ đầu (Đình nguyên nhị giáp tiến sĩ). Năm ấy, ông đã 41 tuổi, vua Lê ngự bút cho cải tên ông là Nguyễn Thực. ít lâu sau, ông được bổ Đô cấp sự trung ở Hộ khoa và liên tiếp giữnhiều chức vụ trọng yếu của triều đình, khi hành văn, khi làm tướng võ, lúc đi tiếp sứ phương Bắc, lúc đánh giặc hạ thành. Năm 1634, vừa 80 tuổi, ông về trí sĩ, chức tước đang là Công bộ thượng thư kiêm Quốc TửGiám tư nghiệp, kiêm Hàn lâm viện thị độc, quốc lão tham dự triều chính, Thái bảo Lan quận công. Về hưu, ông được gia phong hàm Thái phó, Chánh nhất phẩm, được “bất thì triều kiến” (bất kể lúc nào cũng có thể vào triều gặp vua chúa). Ba năm sau ông mất, được truy tặng Thái tể, thụy Trung Thuần.

Nguyễn Thực (1554 - 1637) người đỗ khai khoa thời Lê Trung Hưng, bậc công thần hưng quốc còn để lại một số thơ văn. Trong Tuyển tập văn khắc Hán Nôm Việt Namcó giới thiệu 9 bài văn bia ông viết cho các di tích từ đền Hùng ở Phú Thọ đến tỉnh Thanh Hóa.

Nguyễn Thực là danh nhân văn hóa thế kỷ XVII. Gần hai thế kỷ sau ngày ông qua đời, sử gia Phan Huy Chú viết: “Ông là người thuần hậu, trong sạch, cẩn thận, không lập sản nghiệp, làm quan trải những bước vinh hiển trọng yếu mà vẫn thanh bạch, có phong độ như bậc danh thần đời xưa”.

Giờ đây, ở làng Vân Điềm, con cháu họ Nguyễn và dân làng vẫn kể cho nhau những câu chuyện cảm động về vị tiến sĩ có lòng ái quốc, trung quân. Ông làm quan 40 năm mà không có dinh thự lộng lẫy, không có vợ lẽ, nàng hầu. Nhà vua ban ruộng đất, ông chuyển thành ruộng công. Ông lập hương ước được dân làng theo mãi. Nhằm chăm lo việc học, ông cho xây Văn chỉ làng Cổ Châu và làm đình làng Ông Mạc…

Hơn 4 thế kỷ qua, tấm gương hiếu học của Nguyễn Thực vẫn được các thế hệ cháu con giữ gìn, tiếp nối. Con ông là Nguyễn Nghi, đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Mùi 1619, làm đến Thượng thư bộ Lại, kiêm Đông các Đại học sĩ, Tế tửu Quốc Tử Giám, làm quan cùng triều với cha. Các chắt của ông là Nguyễn Khuê, Nguyễn Sĩ (hai anh em ruột) đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670). Cháu 7 đời của ông là Nguyễn Thưởng, đỗ tiến sĩ khoa GiápTuất (1754) là bạn và làm quan cùng triều với Lê Quý Đôn. Cũng từ đời thứ 7, một chi của dòng họ Nguyễn ở Vân Điềm đã về lập nghiệp ở làng Du Lâm (nay thuộc xã Mai Lâm).

Tại đây, Nguyễn Thưởng sinh ra Nguyễn án (1770 - 1815) - tên tựKính Phủ, hiệu Ngu Hồ, có nhà riêng ở ven hồ Hoàn Kiếm, thường ngày dạy học, làm thơ. Tập Phong Lâm ninh lãm thi tậptập hợp những bài thơ ông xướng họa cùng các bạn. Nguyễn áncòn cùng Phạm Đình Hổ viết Tang thương ngẫu lụcghi lại những chuyện bể dâu cuối thế kỷ XVIII. Cháu nội của Nguyễn án là Nguyễn Tư Giản (1823 - 1890) đậu nhị giáp tiến sĩ năm 1844, được cử giữ nhiều chức trọng yếu dưới đời vua Thiệu Trị và Tự Đức. Ông còn là trưởng ban khảo duyệt bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Hiện ông còn để lại một tập đối liên 819 câu và 20 tập thơ, văn.

Trước đây, đền thờ Nguyễn Thực ở Vân Điềm có quy mô lớn. Năm 1958, nhà thờ được sửa, thu lại chỉ còn 5 gian, mái lợp ngói ta. Gian chính có ngai thờ tiến sĩ Nguyễn Thực; ngai bên phải thờ tiến sĩ Nguyễn Nghi, con trai ông. Trước ban thờ đặt 2 biển gỗ vua ban “Đệ nhị giáp tiến sĩ” và “Đệ tam giáp tiến sĩ” của Nguyễn Thực và Nguyễn Nghi. Tại đây còn có bát hương bằng đá xanh tạo năm 1916, xung quanh khắc hoa văn kỷ hà, do tuần phủ tỉnh Quảng Yên là Nguyễn Lương Cẩn cung tiến. ở đền còn có bức hoành phi “Vạn cổ sơn hà”,11 đôi câu đối, một tấm bia hình lập phương (60 x 120 cm) tạo năm 1942, bốn mặt khác chữ Hán kể rõ lai lịch dòng họ Nguyễn, dòng họ nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa.

Ngày 18-1-1993, Bộ VH-TT đã ra quyết định xếp hạng di tích nhà thờ tiến sĩ Nguyễn Thựcở VânĐiềm.

HNM

ANHTHU