Y tế góp phần nâng tuổi thọ người dân Cuba
Hồ sơ - Ngày đăng : 07:58, 27/02/2014
Y tế góp phần nâng tuổi thọ người dân Cuba |
Đây cũng là tỷ lệ thấp nhất ở châu Mỹ, thấp hơn các con số thống kê do Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc đưa ra đối với Canada và Mỹ (0,6%) và Chile (0,7%).
Bộ Y tế Cuba cho biết, cùng với các bác sĩ và kỹ thuật viên, đội ngũ 47.000 y tá có trình độ đại học đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế của quốc đảo này.
Cuba được vinh danh là một trong những nền y học tiến bộ của thế giới, thậm chí còn vượt trội một số cường quốc kinh tế.
Năm 2012, Cuba đã nghiên cứu ra loại dược phẩm trị bệnh ung thư từ nọc độc của loài bọ cạp xanh. Loại thuốc này có tên là Vidatox, được coi là thành tựu mới của nền y học Cuba, với cơ chế cô lập tế bào ung thư, cô lập khối u không cho mạch máu đến nuôi dưững khôi u, làm cho khối u teo đi. Phối hợp với các liệu pháp xạ trị hay dùng hóa chất để tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư. |
Hệ thống y tế tốt nhất
Nói riêng về y tế thì Cuba là đất nước có hệ thống y tế tốt nhất thế giới, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận điều đó. Dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng Cuba đã đạt tới trình độ tiên tiến bậc nhất thế giới trong một số lĩnh vực y học.
Nhờ áp dụng công nghệ gen, các trung tâm sinh học Cuba đã sản xuất hàng loạt các dược phẩm công nghệ cao cấp, có uy tín trên thị trường quốc tế như vaccinechống viêm màng não Nhật Bản B, C, điều trị ung thư phổi, phòng viêm gan B, chữa nhồi máu cơ tim... Cuba đã xuất khẩu 38 loại dược phẩm tới 40 quốc gia trên thế giới mang về cho ngân sách nhà nước hàng trăm triệu USD/năm.
Cuba đã thực hiện phẫu thuật động mạch vành vào năm 1964, ghép tủy xương và ghép gan vào 1985, ghép dây thần kinh trị bệnh Parkinson vào năm 1987? Khi Trường Y thuộc Đại học Yale (Mỹ) thực hiện ca phẫu thuật ghép tim thứ 5, 4 tháng sau đó, Bệnh viện Ameijeiras của Cuba đã thực hiện ca thứ 10. Các trung tâm nghiên cứu của nước này cũng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, như chế tạo ra các loại thuốc streptokinase, thuốc phá các cục máu đông ở bệnh nhân đau tim.
Vào những năm 90 của thế kỷ 20, Cuba trở thành quốc gia đầu tiên phát triển và tung ra thị trường vaccine viêm màng não B, sau đó là vaccine viêm gan siêu vi B. Hiện vaccine viêm gan siêu vi B của nước này được xuất khẩu sang 30 nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Pakistan.
Năm 2012, các nhà khoa học Cuba đã mang đến cho bệnh nhân ung thư một niềm hy vọng lớn đó là việc bào chế thành công thuốc chống ung thư từ nọc độc của bọ cạp xanh, một loại bọ cạp đặc chủng của Cuba. Loại thuốc này có tên là Vidatox, công trình nghiên cứu này đã thực sự thay đổi phương pháp chữa trị bệnh ung thư. Loại thuốc này là được coi là thành tựu mới của nền y học Cuba, với cơ chế cô lập tế bào ung thư, cô lập khối u không cho mạch máu đến nuôi dướng khôi u, làm cho khối u teo đi. Phối hợp với các liệu pháp xạ trị hay dùng hóa chất để tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư.
Được ủng hộ trên nhiều diễn đàn quốc tế
Sự giúp đỡ về y tế của Cuba đối với nhiều nước đã mang lại hiệu quả tích cực. Hành động này không chỉ cải thiện rất lớn quan hệ giữa Cuba với các nước mà còn khiến đất nước này giành được sự ủng hộ trên nhiều diễn đàn quốc tế.
Đất nước Cuba luôn chú trọng đào tạo đội ngũ y bác sỹ có trình độ cao, bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận ngay cơ sở y tế khi cần thiết.
Cuba là một trong những quốc gia có số lượng cán bộ y tế tham gia các chương trình hợp tác y tế ở nước ngoài nhiều nhất với gần 39.000 người, trong đó có khoảng 15.000 bác sỹ.
Các nhân viên y tế Cuba đang làm việc tại 66 nước ở Mỹ Latin, châu Á và châu Phi, trong đó 40 nước là theo các chương trình hợp tác miễn phí và 26 nước trả dịch vụ theo hợp đồng, qua đó đem lại khoản doanh thu hàng năm cho Cuba lên tới 6 tỷ USD. Hợp đồng vừa ký với Brazil mang lại cho các bác sĩ và đất nước Cuba khoản ngoại tệ khoảng 200 triệu USD mỗi năm.
Hiện Cuba có khoảng hơn 70.400 bác sĩ (với tỷ lệ 1 bác sĩ/159 dân) và gần 89.000 y tá (1 y tá/126 dân).
Nước này cũng đang giúp đào tạo 53.000 sinh viên thuộc 89 nước trên thế giới. Ngoài ra, kể từ năm 1963 đến nay, Cuba đã cử gần 113.600 lượt bác sĩ, y tá và nhân viên y tế đi làm việc và cộng tác tại 103 nước, tiến hành 300 triệu lượt khám chữa bệnh và cứu sống hơn một triệu bệnh nhân thoát khỏi các căn bệnh hiểm nghèo. Đa số sinh viên nước ngoài theo học tại Cuba đến từ các nước đang phát triển, thể hiện chính sách đoàn kết quốc tế của Chính phủ Cuba.