Tiếp tục lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Chính trị - Ngày đăng : 06:06, 14/09/2013

(HNM) - Chiều 13-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe và cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý,

Trên cơ sở đó, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã nghiêm túc tiếp thu, chỉnh lý, sửa đổi một cách khoa học, dân chủ. Quá trình cho ý kiến, tiếp thu, chỉnh lý, thảo luận đã diễn ra đúng tiến độ, quy trình và bảo đảm chất lượng.

Trên cơ sở báo cáo giải trình, tiếp thu một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Dự thảo, UBTVQH đã thảo luận kỹ về: Thành phần kinh tế; công tác thu hồi đất; tổ chức chính quyền địa phương; Hội đồng Hiến pháp và ngân sách. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân; tiến tới thống nhất một số nội dung và trình Quốc hội thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong kỳ họp tới theo đúng lịch trình đề ra.

* Sáng cùng ngày, UBTVQH đã cho ý kiến về Dự thảo Luật Phá sản sửa đổi. So với Luật Phá sản năm 2004 đang áp dụng, Dự thảo Luật Phá sản sửa đổi đã chỉnh lý 72 điều và bổ sung mới 52 điều. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, cần xem xét lại đối tượng áp dụng của Dự thảo Luật. Các tổ chức, cá nhân đã tham gia hoạt động kinh doanh thì phải thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật Phá sản sửa đổi nhưng cơ quan soạn thảo mới chỉ gói gọn đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, mà chưa liệt kê cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, không thể chỉ căn cứ vào khoản nợ 200 triệu đồng trong thời hạn 3 tháng không trả được (kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu) để đánh giá DN làm ăn thua lỗ. Nếu áp dụng, sẽ có thêm hàng loạt DN rơi vào cảnh phá sản.

Hải Hà