Bội chi 10.000 tỷ đồng, BHYT sử dụng nguồn kết dư để tránh vỡ quỹ
Đời sống - Ngày đăng : 13:21, 28/08/2013
ấn đề nóng được nêu ra tại buổi toạ đàm.
Các vị khách mời tham gia buổi toạ đàm |
Sáng nay (28-8), Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Bảo hiểm y tế -bảo vệ sức khỏe toàn dân”. 3 vị khách mời là bà Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam và ông Lê Thanh Hải, GĐ BV Nhi TƯ.
Mức đóng khống chế không quá 6%
Mặc dù hàng năm Quỹ BHYT kết dư số tiền hàng chục nghìn tỷ đồng, nhưng trong Dự thảo Luật BHYT sửa đổi vẫn quy định mức đóng tối đa 6% mức tiền lương tháng hoặc mức lương tối thiểu. Giải thích về điều này, bà Nguyễn Thị Xuyên cho biết, Bộ Y tế, Tài chính, BHXHVN nghiên cứu rất kỹ trong việc quy định mức trần tối đa 6% so với mức lương cơ bản, trên tinh thần hiện vẫn đang thực hiện mức đóng 4,5%.
Trên thực tế và theo lộ trình về điều chỉnh giá dịch vụ y tế, tới đây, ngành y tế được phếp tính đúng tính đủ các chi phí trực tiếp. Hiện nay chưa được tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp, mới tính 3 trên 6 yếu tố, nên giá dịch vụ hiện nay chưa phù hợp với thực tế (thấp hơn).
Bà Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế |
“Tiến tới lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí, chúng ta phải có các quy định về mức tối đa 6%, mức này. QH đã thông qua, giao Chính phủ quy định phù hợp từng giai đoạn. Hiện nay, lương của cán bộ y tế lẽ ra theo lộ trình được nâng lên, lương của cán bộ công chức, viên chức nhà nước cũng như DN sẽ được nâng lên. Nhưng trong điều kiện hiện nay, đất nước còn khó khăn, chúng ta chưa được nâng mức lương theo đúng lộ trình, thì mức đóng BHYT cũng chưa được nâng lên. Nhưng theo đúng lộ trình, mức đóng sẽ được từng bước nâng lên, nhưng khống chế tối đa không quá 6%” – Bà Xuyên cho biết.
Cũng theo bà Xuyên, sau khi thực hiện Luật BHYT thì năm 2010-2011, quỹ BHYT không những bù đắp bội chi của năm 2009 mà hiện còn kết dư. Trong năm 2010-2011, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam họp để trình Chính phủ để xử lý phần quỹ kết dư này. Tuy nhiên thời điểm đó Chính phủ cho phép điều chỉnh giá dịch vụ y tế thì bên BHXH Việt Nam có tính toán thấy rằng nếu điều chỉnh như vậy thì năm 2013 sẽ bội chi khoảng 10.000 tỷ đồng. Vì vậy, BHXH Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Y tế trình Chính phủ đề nghị nâng mức đóng BHYT từ 4% lên 6%.
Nhưng trong tình hình kinh tế khó khăn như thời gian qua Chính phủ chưa đồng ý tăng mức đóng BHYT lên mức 6% do vậy nguồn kết dư phải bổ sung vào nguồn dự phòng của năm 2013 để tránh tình tạng vỡ quỹ.
“Bội chi năm 2013 theo tính toán của chúng tôi là trên 10.000 tỷ đồng và khi chưa tăng được mức đóng BHYT thì phải sử dụng nguồn quỹ dự phòng. Trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT thì chúng tôi cũng có quy định tỷ lệ bao nhiêu % quỹ dự phòng đưa vào quỹ địa phương, bao nhiêu đưa vào quỹ Trung ương. Và nguồn quỹ kết dư hiện tại mới chỉ của hai năm 2010-2011 còn năm 2012 chúng ta vẫn đang chờ quyết toán, số kết dư sẽ được báo cáo sau” – ông PHạm Lương Sơn đưa ra thêm thông tin.
5 triệu đồng/chai thuốc, vẫn được chi trả
Ông Phạm Lương Sơn |
“Hiện nay việc quy định “trần” trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT tại nhiều nơi đôi khi còn thực hiện theo cơ chế “mềm”, tức là dù có vượt trần vẫn được xem xét và thanh toán, chính vì thế mà nhiều nơi lạm dụng thuốc, xét nghiệm tràn lan, gây ảnh hưởng không nhỏ tới quỹ BHYT và phiền nhiễu cho người bệnh?” – một độc giả nêu vấn đề. Ông Phạm Lương Sơn khẳng định: không có cơ chế mềm nào trong thanh toán vượt trần trong BHYT. Có thể nói câu chuyện ngược lại là cơ quan BHXH không cứng nhắc trong thanh toán BHYT vượt sàn. Có thể trường hợp cụ thể một bệnh nhân nào đó vào bệnh viện có nhu cầu điều trị với chi phí hiệu quả nhất. Vì mục đích cứu sống người bệnh thì các bác sĩ cần phải lựa chọn các dịch vụ kỹ thuật, thuốc rất đắt tiền .
“Cách đây 1 tuần, ngay tại Hà Nội, một cháu bé 5 tuổi được cứu sống khi bác sĩ còn băn khoăn cháu bé đã sử dụng 5 loại kháng sinh đặc trị nhưng đều bị kháng thuốc do cháu bé nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc mà chỉ có thuốc đặc trị mới có thể cứu được cháu. Khi hỏi đến cơ quan BHXH thì cơ quan này đặt câu hỏi ngược lại là thuốc này có nằm trong danh mục của Bộ Y tế hay không và câu trả lời là có và câu hỏi tiếp theo là tại sao không sử dụng cho cháu bé. Và bệnh viện đó đã sử dụng thuốc này cho cháu, thuốc này có giá 5 triệu đồng/chai và cháu bé đã được chữa khỏi. Nếu chi phí vượt trần như do nguyên nhân khách quan bất khả kháng thì đương nhiên BHYT sẽ chi trả vì đây là chi phí hợp lý” – Ông Sơn nêu ví dụ
Tuy nhiên, quy trình thanh toán tiền vượt trần đó được thực hiện rất chặt chẽ, phải có ý kiến của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính, phải báo cáo hội đồng quản lý BHYT VN, chỉ khi được hội đồng quản lý thông qua thì tiền vượt trần đó mới được chuyển cho BV. Còn về việc một số BV có một số chỉ định chưa hợp lý, thì quai giám định kiểm tra, cơ quan BHYT sẽ từ chối thanh toán nếu đấy là chi phí không hợp lý.
Các vị khách mời cũng đã giải đáp nhiều thắc mắc của độc giả về việc kiểm tra, thẩm định lại giá dịch vụ y tế, chống lạm dụng quỹ BHYT, BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, cho đồng bào dân tộc thiểu số, người nước ngoài…