Cái tôi trong thơ chữ Hán của Chu thần Cao Bá Quát

Xã hội - Ngày đăng : 16:41, 31/05/2004

Sinh thời, Chu Thần (tự của Cao Bá Quát, sinh năm 1809 tại Phú Thị, Gia Lâm, mất khoảng năm 1853 sau cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương) để lại dấu ấn trong nhiều câu truyện truyền thuyết. Người đương thời khâm phục tài thơ văn của Cao Bá Quát và Nguyễn Văn Siêu đến nỗi phải thốt lên: “Thần Siêu thánh Quát”.

Sinh thời, Chu Thần (tự của Cao Bá Quát, sinh năm 1809 tại Phú Thị, Gia Lâm, mất khoảng năm 1853 sau cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương) để lại dấu ấn trong nhiều câu truyện truyền thuyết. Người đương thời khâm phục tài thơ văn của Cao Bá Quát và Nguyễn Văn Siêu đến nỗi phải thốt lên: “Thần Siêu thánh Quát”.

Trong dân gian thường truyền tụng những câu: Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán. Thi đảo Tuỳ, Tuy thất Thịnh Đường. Sự nghiệp thơ văn của Cao Bá Quát còn lại đến hôm nay gồm 12 tập thơ văn, trong đó tuyệt đại đa số là thơ, một số ít là văn xuôi viết theothể ký hoặc luận văn, một số ít là truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Thơ của Cao Bá Quát là thơ của một trí thức yêu nước, gần gũi với nhân dân, của một người có chí khí, bản lĩnh, cốt cách với tư tưởng “Chọc trời khuấy nước”.

Ngay từ hồi còn trẻ, ông đã để lại những câu thơ tràn đầy khí phách: Ta muốn trèo lên đỉnh núi cao ngất/ Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước (Bài số 3), Nếu không thấy ba đào hùng tráng/ Thì biết làm sao được tấm lòng muôn dặm(Bài số 2). Bước lên núi Dục Thuý, ông đã cộng ông, cộng cái tôi của ông với phong cảnh bên ngoài để bật ra những câu thơ khác lạ:

Trời đất có núi ấy

Muôn thủa có chùa này

Phong cảnh đã kỳ tuyệt

Lại thêm ta đến đây

(Bài số 3)

Vào thời đầy những lễ giáo, những khuôn phép mà dám hạ câu: Lại thêm ta đến đây, thì đủ biết cái cá nhân của kẻ sĩ Cao Bá Quát mạnh đến nhường nào. Cái tôi của Cao Bá Quát lớn đến mức mà nhiều lúc trong thơ, ông đã thốt lên không hề giấu diếm:Lòng trong, khí phách hùng/ Một tay muốn kéo lại vầng hồng (Vịnh Chu An)/ Ta ngẩng đầu lên nhìn tận ngoài trời/ Những muốn vin (mây) mà lên cao mãi (Đám mây trôi) - Có lẽ đâm chui đầu vào mái nhà thấp, cúi ngửa theo ý người khác.

(Bài ngâm Đông Vũ).

Với ông, đời người thật là tạm bợ và lam lũ: Đời người như quán trọ/ Ung dung nào mấy ai (Dọc đường gặp người đời) và cũng thật bất lực: Bãi cát dài lại bãi cát dài/ Đi một bước như lùi một bước (Bài hát ngắn đi trên bãi cát, đọc thêm âm Hán là Sa hành đoản ca).

Trong số những bài thơ mà Chu Thần còn để lại cho hậu thế hôm nay, Sa hành đoản ca là một bài thơ hay vào bậc nhất, là viên ngọc sáng giá trong kho tàng thơ ca Việt Nam. Dù là đoản ca nhưng nó lại gói gém được cái cụ thể(bãi cát) và cái trừu tượng (cuộc đời), cái thực và cái hư. Đây là bài thơ mang tính thế sự cao, có tư tưởng, có số phận.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã nêu ra một tiên đề của cái giới hạn: Bãi cát dài lại bãi cát dài - Đi (tiến) một bước như lùi một bước. Đấy chắc chắn là sự vận động khó khăn của một người “nước mắt tuôn rơi” khi “mặt trời đã lặn”. Đồng hành với người ấy là tâm trạng: “ Bôn tẩu trên đường đời/ Say cả hỏi tỉnh được mấy người ?” là nỗi dằn vặt: “Bãi cát, bãi cát, ngao ngán lòng/ Đường phẳng mờ mịt, đường hiểm vô cùng”. Và ở giữa “núi muôn lớp”, “sóng muôn đợt”,người ấy tự hỏi: “Sao mình anhcòn trơ trên bãi cát ?”. Có thể kẹt giữa tuỳ thế của “núi muôn lớp”, “sóng muôn đợt” ấy, Cao Bá Quát hiểu rất rõ những thách thức lớn của thân phận người. Và chính ở hoàn cảnh nghiệt ngã này, một lần nữa, cái tôi của Chu Thần càng thêm rõ ràng và đậm nét bản sắc.

Bài hát ngắn “đi trên bãi cát

Bãi cát, bãi cát dài

Mỗi bước lại như lùi

Mặt trời đã lặn, đi chưa nghỉ

Khách bộ hành nước mắt tuôn rơi

Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non, lội suối, giận khôn nguôi

Xưa nay phường danh lợi

Bôn tẩu trên đường đời

Gió thoảng hơi men trong quán rượu

Say cả, hỏi tỉnh được mấy người ?

Bãi cát, bãi cát, ngao ngán lòng

Đường phẳng mờ mịt, đường hiểm vô cùng

Nghe ta ca “cùng đồ ” một khúc

Phía Bắc, núi Bắc, núi muôn lớp

Phía Nam, núi Nam, sóng muôn đợt

Sao mình anh còn trơ trên bãi cát ?

(Bản dịch của Huệ Chi)

Đặng Huy Giang

ANHTHU