Không được kinh doanh, buôn bán trên mặt đường bộ, cầu vượt
Đời sống - Ngày đăng : 17:27, 13/05/2013
Đáng chú ý tại quyết định này, việc sử dụng hạ tầng đường đô thị làm nơi để xe phải tuân thủ các quy định như: trên hè phố, điểm để xe phải cách nút giao thông 20m và kẻ vạch sơn. Xe đạp, xe máy phải cách mép hè 0,2m, quay đầu xe vào trong; không được cắm cọc, chăng dây, rào chắn trên hè phố, không cản trở lối đi cho người đi bộ. Trường hợp sử dụng gầm cầu vượt làm bãi đỗ xe tạm thời phải được UBND TP Hà Nội quyết định. Sở GTVT là cơ quan chịu trách nhiệm về việc tổ chức sử dụng gầm cầu. Bãi đỗ xe tạm thời phải bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cầu theo quy định.
Đối với kinh doanh buôn bán, chỉ một số công trình, tuyến phố đặc thù mới được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh. UBND TP quyết định danh mục công trình và tuyến phố được phép sử dụng vào việc kinh doanh trên cơ sở đề nghị của Sở GTVT, Sở Công thương và UBND cấp huyện. Các tuyến phố không có trong danh mục nếu sử dụng tạm thời để kinh doanh, buôn bán phải thực hiện theo đúng quy định của TP. Hè phố được sử dụng tạm thời để kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu: chiều rộng hè phố còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu là 1,5m; bảo đảm an toàn, thuận tiện giao thông, vệ sinh môi trường và không ảnh hưởng đến hoạt bình thường của các hộ gia đình, chủ công trình trên tuyến phố; không cho phép tổ chức kinh doanh buôn bán trước mặt tiền của các công trình văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở và trên mặt đường bộ, cầu vượt…