Muốn vở diễn có đời sống lâu dài

Văn hóa - Ngày đăng : 06:07, 13/05/2013

(HNM) - Hôm nay (13-5), Đoàn múa



- Được biết chuyến đi lần này của đoàn là một hợp đồng “mua bán nghệ thuật”, nghe có vẻ rất thị trường. Anh có thể nói kỹ hơn về cơ hội này?

- Chúng tôi rất tự hào vì lần đầu tiên được giới thiệu đoàn múa khiếm thính “Nơi đến” của mình với khán giả Đức và Châu Âu. Nói về cơ hội này ư? Khi “Ký ức thở dài” ra mắt khán giả Hà Nội vào cuối năm 2009, có nhiều đại diện của các nhà hát ở Châu Âu bay sang thưởng thức. Đại diện Nhà hát Pfalzbau (Ludwigshafen - Đức) đã muốn mời chúng tôi sang Đức diễn từ năm 2010, nhưng vì nhiều lý do nên chưa thành công. Đến thời điểm này, sau khi thương lượng và ký hợp đồng, chúng tôi sẽ đưa đoàn sang Đức biểu diễn một buổi - vào ngày 17-5, tại Nhà hát Pfalzbau và một buổi giao lưu với những khán giả muốn tìm hiểu về múa đương đại Việt Nam, cách thức hoạt động của một đoàn múa khiếm thính vào ngày 18-5. Đúng là khái niệm hợp đồng mua - bán tác phẩm nghệ thuật khá lạ với ta. Nhưng, với các nước phương Tây, đây là công việc thường thấy ở các nhà hát chuyên nghiệp. Khi họ thấy tác phẩm phù hợp với việc kinh doanh biểu diễn, họ sẽ mua và đưa về nhà hát của mình. Chúng tôi cũng đã có hợp đồng biểu diễn 12 buổi tại 4 bang của Mỹ (năm 2007) với vở “Chuyện của chúng mình”.

- “Ký ức thở dài” là vở múa khiến khán giả cảm nhận như là chuyện về đoàn múa. Anh có thể tiết lộ thêm về ý tưởng ra đời tác phẩm?


- Ở buổi tiếp xúc với khán giả trong chuyến lưu diễn tại Mỹ, có người đã đặt câu hỏi về một diễn viên, rằng “tại sao lại bị câm điếc”. Chúng tôi chia sẻ rằng bố của anh ấy là bộ đội, bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh và sinh ra anh ấy như thế. Cả khán phòng lặng đi, tôi nghe rõ rất nhiều tiếng thở dài. Điều đó ám ảnh tôi, khiến tôi suy nghĩ mãi và sau đó hình thành nên “Ký ức thở dài”.

- So với khi ra mắt ở Hà Nội và trình diễn thành công tại Festival Huế 2010, tác phẩm lần này có gì thay đổi không, thưa anh?


- Nhìn chung, vở diễn không thay đổi về cấu trúc. Khoảng 55-60 phút, bắt đầu bằng những ký ức bị lãng quên. Phần phát triển câu chuyện không bị đóng khung, phụ thuộc vào cảm nhận và chiêm nghiệm của khán giả. Vẫn có 10 diễn viên múa và nghệ sĩ Trí Minh chơi nhạc điện tử trực tiếp trên sân khấu. Tuy nhiên, có 2 diễn viên mới vào đoàn từ khi vở múa ra mắt, đến nay kỹ thuật và khả năng của họ đã phát triển nên tôi xây dựng phần biểu diễn của họ phức tạp, giàu tính biểu cảm hơn. Thực ra, “Ký ức thở dài” là một tác phẩm nghệ thuật tương tác giữa phần múa và âm nhạc ngẫu hứng, trực tiếp, vì vậy, mỗi lần lên sân khấu là một lần diễn viên sáng tạo khác nhau.

- Việc tập luyện lại tác phẩm có khó khăn không, thưa anh?

- Chúng tôi có thêm diễn viên mới, một vài diễn viên cũ đã rời đoàn nên cũng phải tập luyện tích cực để tránh sai sót. Pfalzbau là một nhà hát lớn và hiện đại, có 1.400 chỗ ngồi, chúng tôi khá hồi hộp.

- Bẵng đi vài năm không thấy đoàn múa ra mắt vở mới, có phải do không hoạt động thường xuyên?

- Cuối năm 2012 chúng tôi cho ra mắt vở “Ba mặt một lời” đấy chứ. “Nơi đến” là đoàn múa độc lập, vì vậy, việc duy trì hoạt động của chúng tôi phụ thuộc vào dự án và khả năng tự vận động. Với các diễn viên, họ phải thường xuyên luyện tập, tìm cách thể hiện mới, chờ cơ hội để biến thành tác phẩm. Tôi không thích năm nào cũng ra một tác phẩm. Tôi muốn mỗi tác phẩm của đoàn có đời sống lâu dài, có thể duy trì biểu diễn 5 - 10 năm.

- Cảm ơn anh và chúc chuyến lưu diễn thành công!

An Nhi