Phát hiện mộ thật của bạo chúa Trung Quốc
Công nghệ - Ngày đăng : 10:44, 18/04/2013
Các nhà khảo cổ học từ khắp Trung Quốc đổ xô đến Dương Châu và khẳng định ngôi mộ vừa tìm thấy tại Tây Hồ, thị trấn của huyện Hanjiang chính là ngôi mộ của Dương Quảng (tức Tuỳ Dạng Đế), người được coi là một trong những hôn quân tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Ngôi mộ mới được tìm thấy. |
Nói chung, các sử gia Trung Quốc đều viết chế độ độc tài của Dương đưa nhà Tùy (581-618) đến bước suy vong. Tuy nhiên, ông cũng đã hoàn thành được một số công trình xây dựng lớn, trong đó có kênh Đại Vận Hà và tái thiết Vạn Lý Trường Thành.
Theo ông Shu Jiaping, giám đốc Phòng khảo cổ Dương Châu, các dòng chữ trên một viên thuốc được tìm thấy trong ngôi mộ chứng tỏ chủ nhân của nó là Dương Quảng.
Ông Shu cho biết: "Lăng mộ của Dương không sang trọng bằng mộ người giàu bình thường dưới triều Tùy, vì ông bị chết đột ngột khi đang chạy trốn khỏi cuộc khởi nghĩa tại Giang Đô, tức Dương Châu ngày nay".
Ngôi mộ theo hướng Bắc – Nam dài 4,98m, hướng Đông – Tây dài 5,88m.
"Ngôi mộ đã bị bọn trộm cướp “ghé thăm”. Mái của ngôi mộ cũng bị hư hại vì một số nhà ở đã xây đè lên”, ông Shu nói.
Mặc dù ngôi mộ đã bị đào trộm, vẫn tìm thấy bốn hạng mục có giá trị mà các thành viên trong gia đình hoàng gia xưa kia đã sử dụng, trong đó có những tay nắm cửa hình con sư tử đúc bằng vàng và sắt, và một chiếc đai ngọc dát vàng.
Tuy nhiên, theo Phòng khảo cổ học địa phương, không thấy có các di vật tuỳ táng và bất cứ phần nào của chiếc quan tài.
Việc phát hiện ra ngôi mộ quả là một điều hạnh phúc bất ngờ đối với những người dân sống gần đó.
"Chúng tôi nghe nói các công nhân xây dựng tìm thấy nhiều viên gạch tại hiện trường, mà họ cho là đó chỉ là một ngôi mộ cổ bình thường", Zhou Jian, một người dân địa phương nói. "Tôi chẳng bao giờ nghĩ mình lại là hàng xóm của một vị hoàng đế cổ đại, thậm chí lại rất nổi tiếng".
Các nhà khảo cổ cũng phát hiện một ngôi mộ gần đó, mà họ cho rằng có thể là của một trong những hoàng hậu của Dương.
Việc phát hiện này đã chứng minh rằng khu lăng mộ, cách công trường xây dựng khoảng 6km và trước đây đã được cho là nơi chôn cất của Dương từ thời nhà Thanh (1644-1911), là lăng mộ giả, ông Shu nói.
So với ngôi mộ mới phát hiện, "lăng giả" chiếm một diện tích 30.000m vuông, có mái vòm, cửa ra vào và tường bao quanh rất hoành tráng.