Xuất khẩu tăng nhanh, nhập khẩu chậm
Kinh tế - Ngày đăng : 09:49, 26/05/2004
Giàn khoan khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ
Theo đánh giá của Chính phủ, mặc dù nền kinh tế phải đối mặt vớinhiều khó khăn khách quan, bất khả kháng như nạn hạn hán, dịch cúmgia cầmnhưng kết quả nói trên đã minh chứng cho xu hướng tăng trưởng khá ổn định và bền vữngtrong xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tháng 4cả nước đạt 1,8 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch 4 tháng lên gần 7,4 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳnăm ngoái. Một số mặt hàng chiến lược vẫn giữ được mức khá, trong đó hai mặt hàng dệt may và dầu thô Việt Nam đã thu được kết quảkhả quan do có lúc được giá trên thị trường quốc tế, nên đều có kim ngạch vượt ngưỡnghơn 1 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu giày dép tăng 9,1%, cà phê có kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 30%. Trong hai năm gần đây, thị trường Mỹ đã làm quenvà ngày càng tỏ ra ưa chuộng nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Cũng cần ghi nhận tác dụng xã hội tích cực trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ qua việc tạo cơ hội, hợp đồng sản xuất trực tiếp hoặc gián tiếp với những cơ sở sản xuất cụ thể, từ đó vực dậy và góp phần mở rộng nhiều làng nghề truyền thống, tạo việc làm ở địa phương. Xingapo, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu hàng hóa với giá trị lớn từ Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩucủa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(ĐTNN) tiếp tục cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu của khối doanh nghiệptrong nước. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ 61,3% năm 2003 xuống còn 57,2% trong quý 1 năm nay trong khi con số tương ứng của khu vực có vốn ĐTNN là 38,7% và 42,8%. Tínhchung trong 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN đạt 4 tỷ USD (tăng gần 24%) so với mức 3,4 tỷ USD giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tếtrong nước. Điềunày chứng tỏ kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN ngày càng cao. Theo đánh giá của Bộ KHvà ĐT, chính mức tăng trưởng vượt bậc trong xuất khẩu của khu vực ĐTNN nói trên đã giúp nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm. Thực tế nói trên thể hiện sự năng động và có định hướng xuất khẩu rõ ràng, bài bản của cộng đồng doanh nghiệp ĐTNN.
Về nhập khẩu trong 4 tháng, cả nước đã đạt kim ngạch nhập khẩu 8,67 tỷUSD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2003. Phần lớn giá trị nhập khẩu đều tập trung vào các mặt hàng thiết yếu, bao gồmnguyên phụ liệu, nhiên liệu, sắt thép, phân bón... Đáng chú ý làmột số mặt hàng quan trọng có khối lượng nhập khẩu tăng thấp hoặc không tăng so với cùng năm trước. Nguyên nhân chính là do giá bán trên thị trường quốc tế tăng khá cao khiến không ít doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu.
Với kết quả xuất, nhập khẩu nói trên, tính chung Việt Nam đã nhập siêu khoảng 1,2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm. Đây là thực tế không đáng lo ngại bởi kết quả này thấp hơn hẳn so với mứcnhập siêu của các quý năm ngoái. Xét từ góc độ vĩ mô, nhập siêu ở mức cao và tác hại của nó đối với đời sống kinh tế đã được quan tâm, cảnh báo nhiềulần từ phía cơ quan chức năng trong suốt thời gian qua, đã tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm. Nhập siêu ở mức thấp thể hiện hoạt động ngoại thương khá lành mạnh, hướng gần tới mục tiêu cân bằng cán cân xuất - nhập khẩu.
HNM