Phải bảo đảm thuận lợi tối đa cho người dân

Đời sống - Ngày đăng : 06:05, 27/03/2013

(HNM) - Chiều 26-3, Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức hội thảo về


Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho người dân, đề án được thiết kế theo hướng tập trung ưu tiên cho việc "số hóa", "điện tử hóa" các thông tin của công dân. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện có gần 1.300 thủ tục hành chính trong mẫu đơn yêu cầu khai thông tin cơ bản về công dân; yêu cầu xuất trình hay nộp giấy tờ có công chứng hoặc bản sao, trong đó có gần 1.045 mẫu đơn, tờ khai yêu cầu cung cấp thông tin về công dân. Nếu vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ giúp giảm chi phí điền thông tin trong mẫu đơn, tờ khai cho công dân ước tính khoảng 198 tỷ đồng; giảm khoảng 1.445 tỷ đồng/năm liên quan việc xuất trình/nộp bản sao có chứng thực giấy tờ.

Tại hội thảo, không ít đại biểu băn khoăn khi hiện nay Bộ Công an đã xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu về dân cư thì liệu có cần thiết phải có thêm cơ sở dữ liệu hộ tịch của Bộ Tư pháp hay không? Việc xuất hiện hai bộ cơ sở dữ liệu cùng lúc mà chưa rõ về cơ chế phối hợp, nguồn số định danh được phân bổ ra sao, có ảnh hưởng tới giao dịch của người dân khi làm các thủ tục hành chính? Nhiều ý kiến cho rằng để bảo đảm thành công, đề án phải xây dựng bằng được hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Tuy nhiên, cần bảo đảm sự thuận tiện tối đa cho công dân, tránh trường hợp như vừa qua, khi áp dụng cấp chứng minh thư mới tại 3 quận, huyện ở Hà Nội (Hoàng Mai, Tây Hồ, Từ Liêm), không ít người đã vướng vào những rắc rối pháp lý trong giao dịch dân sự vì độ "vênh" giữa chứng minh thư cũ và mới.

Trâm Ngọc