Không chỉ là tưởng nhớ

Thế giới - Ngày đăng : 06:49, 01/03/2013

(HNM) - Lần đầu tiên một triển lãm ảnh phóng sự gần 100 bức ảnh mang tên


"Chúng tôi còn sống"!

Chia sẻ về quá trình thực hiện những phóng sự ảnh vừa ra mắt, Chủ tịch kiêm Giám đốc kế hoạch Báo Asahi Shimbun Tatsuya Fujii, nói: "Ngay sau khi xảy ra động đất, Báo Asahi Shimbun đã dốc toàn lực để nắm bắt kịp thời tình hình thiệt hại. Một phóng viên của chúng tôi khi có mặt đầu tiên tại một khu vực bị sóng thần phá hủy đã được vị chủ tịch huyện nơi đó đưa cho chiếc điện thoại di dộng vệ tinh duy nhất còn sót lại tại văn phòng với lời nhắn: Hãy lập tức thông báo về tình trạng ở đây cho mọi người bên ngoài được biết. Phóng viên phải lái xe 3 giờ đồng hồ để tới được địa điểm có sóng điện thoại và cuối cùng anh đã có thể gửi được bản thảo. Và trên tờ báo số ra ngày hôm sau đã xuất hiện dòng tít: "Chúng tôi còn sống, mong sao mọi người nghe thấy tiếng gọi của chúng tôi".

Một trong những bức ảnh do phóng viên Báo Asahi Shimbun chụp và được trưng bày tại triển lãm



Tin từ vùng gặp nạn càng được truyền đi nhanh bao nhiêu thì càng có được những bàn tay cứu nạn kịp thời bấy nhiêu. Vì thế, ngay sau khi xảy ra động đất, Báo Asahi Shimbun đã tăng thêm 20 phóng viên thường trú tại ba tỉnh gặp nạn là Iwate, Miyagi và Fukushima. "Gần 1.000 lượt phóng viên, nhà nhiếp ảnh trên toàn quốc cũng đã tới ngay vùng gặp nạn. Chúng tôi tin rằng số lượng khổng lồ các bức ảnh mà phóng viên của chúng tôi ghi được sẽ trở thành những tư liệu quý giá, lột tả tình hình thực tế tại các vùng gặp nạn và sự cố của tổ máy phát điện hạt nhân Fukushima số 1" - ông Tatsuya Fujii cho biết thêm.

Bài học lớn nhất là tình người

Không phải tờ báo đầu tiên của Nhật Bản đăng tin về thảm họa, nhưng Asahi Shimbun là tờ báo đầu tiên tổ chức triển lãm ảnh phóng sự về thảm họa tại Nhật Bản. Và sau đó, cuộc trưng bày đã lưu động tới Indonesia, Hàn Quốc và năm nay tại Việt Nam, Anh và Pháp. Những bức ảnh trưng bày chỉ là một phần rất nhỏ trong số ảnh của Asahi Shimbun về sự kiện này, nhưng đây là những bức ảnh khá tiêu biểu về thảm họa cũng như tinh thần khắc phục hậu quả thiên tai của người dân Nhật Bản.

Khai mạc đúng dịp hai nước đang hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, triển lãm là dịp để thắt chặt hơn nữa "mối thâm giao" giữa hai nước; đồng thời là một cảnh báo về một thảm họa cũng như ý chí của con người trước sức mạnh của tự nhiên.

Hai năm đã trôi qua kể từ sau thảm họa động đất 11-3-2011, cuộc sống của người dân vùng bị nạn đang hồi sinh nhưng Nhật Bản mới xử lý được khoảng 40% đống đổ nát sau thảm họa. Khoảng 320 nghìn người vẫn chưa thể trở về nhà vì mất nhà cửa. Bài học lớn nhất mà người dân Nhật Bản rút ra sau thảm họa là gì? "Đó là tình người, những tấm lòng ấm áp, sự chia sẻ sâu sắc của mọi người dân trên toàn thế giới, trong đó có người Việt Nam đối với người dân Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi thảm họa" - ông Tatsuya Fujii nhấn mạnh.

Tuấn Minh