LHQ kêu gọi triển khai nhanh lực lượng quốc tế tới Mali

Thế giới - Ngày đăng : 11:24, 11/01/2013

(HNMO) - Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã kêu gọi

Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi các chiến binh Hồi giáo cho biết, họ đã tiến vào thị trấn trung tâm quan trọng của Konna, bước tiến sâu hơn vào vùng lãnh thổ do chính phủ kiểm soát.

Liên hợp quốc đã thông qua kế hoạch gửi khoảng 3.000 quân châu Phi tới Mali để giành lại vùng sa mạc phía bắc, hiện đang nằm trong tay phiến quân.

Tổng thống Mali đã yêu cầu Liên hợp quốc và Pháp giúp đỡ.

Đại sứ Pháp tại Liên hợp quốc Gerard Araud cho biết, hôm nay, 11/1, Pháp sẽ trả lời yêu cầu này.

Vì các lý do hậu cần, lực lượng châu Phi đã được Liên hợp quốc thông qua khó có thể tiến hành cuộc tấn công trước tháng 9 hoặc tháng 10 tới.

Một số lãnh đạo châu Âu đã lên tiếng lo ngại rằng, các chiến binh thánh chiến có thể sử dụng khu vực rộng lớn của Mali nằm dưới sự kiểm soát của người Hồi giáo, có diện tích rộng tương đương nước Pháp, để tiến hành các cuộc tấn công vào châu Âu.


Cuộc giao tranh mới nhất là nghiêm trọng nhất kể từ khi các chiến binh chiếm được phía bắc từ tay lực lượng chính phủ hồi tháng 4/2012.

Được biết, các tay súng đã đánh bật quân chính phủ ra khỏi Konna, cách phía đông bắc thủ đô Bamako khoảng 700km.

Trước đó, các nguồn tin quân đội cho biết, các binh sĩ đã tiến vào Douentza, một thị trấn trung tâm do một nhóm Hồi giáo khác chiếm giữ. Douentza cách phía đông bắc của thủ đô Bamako khoảng 800km.

Hôm 8/1, Chủ tịch Liên minh châu Phi Thomas Boni Yayi cho rằng, Nato nên đưa lực lượng tới Mali để chống lại những người Hồi giáo.

Ông cho biết, cuộc xung đột Mali là một cuộc khủng hoảng toàn cầu mà NATO nên can thiệp, như cách khối này đã làm ở Afghanistan để chống lại Taliban và al-Qaeda.

Ansar Dine và Mujao đã kiểm soát hầu hết miền bắc Mali kể từ tháng 4 năm ngoái. Họ đã thành lập một liên minh với các phiến quân Tuareg, lực lượng lật đổ chính phủ ở các vùng phía bắc của Timbuktu, Kidal và Gao trong sự hỗn loạn sau một cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 3.

Tuy nhiên, liên minh của họ nhanh chóng sụp đổ khi những người Hồi giáo chiếm các khu vực trung tâm đô thị chính trong vùng và tách ra khỏi các phiến quân Tuareg.

Những người Hồi giáo đã bị cáo buộc gây tội ác chiến tranh và cố áp đặt một luật lệ hà khắc của người Sharia, làm nảy sinh những lo ngại rằng, khu vực này có thể trở thành một trung tâm cho các chiến binh có liên hệ với al-Qaeda.

Burkina Faso đang cố gắng hòa giải để chấm dứt xung đột tại Mali.

H.V