Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên

Xã hội - Ngày đăng : 07:33, 07/01/2013

(HNM) - Sau hai năm thực hiện Chương trình số 07 của Thành ủy Hà Nội về

Các công trình cầu vượt được hoàn thành, đưa vào sử dụng đã góp phần giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô. Ảnh: Huy Hùng


Hạ tầng giao thông phải đi trước

Để thực hiện mục tiêu giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, quan điểm của TP là hạ tầng giao thông phải đi trước một bước. Từ quan điểm này, hai năm qua, TP đã tập trung đầu tư một loạt dự án phát triển kết cấu hạ tầng GTVT nhằm hoàn thiện cơ bản hệ thống hạ tầng khung GTVT, gồm các đoạn tuyến còn lại trên đường các vành đai: I, II, III, các tuyến đường hướng tâm (QL 1, 3, 6, 32…) và các nút giao thông trọng điểm. Đầu tư các dự án hạ tầng GTVT quan trọng có ý nghĩa trong việc giải quyết kịp thời tình trạng ùn tắc giao thông, như đường Văn Cao - Hồ Tây, Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng, Kim Mã - Trần Phú, Liễu Giai - Núi Trúc - Sơn Tây và một số tuyến trục chính đô thị. Thông xe 5 cầu vượt nhẹ kết cấu thép và đang nghiên cứu triển khai tiếp tại nút Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt, Daewoo, Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn…

Cùng với cầu vượt nhẹ cho phương tiện, đã hoàn thành 7 cầu cho người đi bộ tại phố Thái Hà, Xuân Thủy, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Trãi, Trần Đại Nghĩa, Đại Cồ Việt… Tập trung đầu tư hệ thống giao thông tĩnh theo phương thức xã hội hóa tại một số địa bàn có nhu cầu cao như bãi đỗ xe Nguyễn Công Trứ (đã đưa vào khai thác), đang thi công các bãi đỗ xe tại phố Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông…

Trong bảo đảm trật tự ATGT, TP đã tổ chức lại giao thông, lắp đặt và đưa vào hoạt động các cụm đèn tín hiệu giao thông tại nhiều nút giao quan trọng. Duy trì phân làn phương tiện trên 5 tuyến phố gồm: Phố Huế - Hàng Bài, Bà Triệu, Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt, Xã Đàn, Giải Phóng. Tổ chức giải tỏa nhiều điểm lấn chiếm vi phạm hành lang ATGT đường sắt. Duy tu, duy trì đồng bộ mặt đường, dải phân cách, bổ sung hệ thống biển báo cấm phương tiện dừng, đỗ một số tuyến…

Cải thiện điều kiện cấp, thoát nước…

Trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, Hà Nội đã chú trọng phát triển nguồn nước sạch và mở rộng mạng lưới cấp nước với việc hoàn thành dự án nâng công suất Nhà máy nước Gia Lâm giai đoạn II từ 30.000 m3/ngày - đêm, lên 60.000m3/ngày - đêm; mở rộng và tăng tiêu thụ nguồn nước mặt sông Đà để cấp nước cho khu vực huyện Thanh Trì, Hoàng Mai, Từ Liêm, Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh và cấp bổ sung cho khu vực nội thành… Nhờ đó, toàn TP đã duy trì sản xuất và cung cấp nước với công suất 931.000m3/ngày - đêm. Tỷ lệ người dân đô thị được hưởng nước sạch đạt 100% với tiêu chuẩn trung bình 130 lít/người/ngày - đêm. Công ty Nước sạch và các đơn vị liên quan đang đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu triển khai dự án xây dựng nhà máy nước mặt sông Đuống, sông Hồng (công suất 150.000m3/ngày - đêm/nhà máy); xây dựng Nhà máy nước Yên Viên (công suất 20.000m3/ngày - đêm), phấn đấu hoàn thành vào quý IV-2013.

Úng ngập lâu nay vẫn là nỗi ám ảnh với mỗi người dân Thủ đô vào mùa mưa bão, thì trong hai năm qua (2011-2012), đã được cải thiện đáng kể sau khi TP đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và nhiều dự án cải tạo hồ, mương, sông thoát nước nhằm bảo đảm khả năng đưa nước nhanh nhất về trạm bơm Yên Sở. Số điểm và thời gian úng ngập đều đã giảm. TP đang tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án các nhà máy xử lý nước thải hồ Bảy Mẫu, Hồ Tây… Làng nghề được quan tâm đầu tư xử lý nước thải với các dự án xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cụm làng nghề tại xã Vân Canh và xã Sơn Đồng (Hoài Đức)…

Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND TP - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 07-CTr/TU đánh giá, hai năm qua, các chỉ tiêu của chương trình đạt khá tốt, chất lượng dịch vụ đô thị cải thiện rõ rệt, được nhân dân đánh giá cao. Năm 2013, để thực hiện tốt chương trình, TP sẽ hoàn thành phê duyệt một loạt quy hoạch như: Cấp nước đến năm 2030 tầm nhìn 2050; thoát nước và xử lý nước thải đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; GTVT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; công viên, hồ nước… Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để TP triển khai các dự án, công trình trọng điểm phát triển KT-XH Thủ đô theo hướng bền vững. Đồng thời tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng giao thông với các dự án đường sắt đô thị, xe buýt nhanh, cầu vượt, bãi đỗ xe cao tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt… hoàn thành các dự án cấp nước, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường…

Tuấn Khải