Nợ của Mỹ chạm trần
Thế giới - Ngày đăng : 11:12, 27/12/2012
Theo đó, Bộ Tài chính sẽ sớm bắt đầu sử dụng cái mà họ gọi là "các biện pháp đặc biệt” để ngăn chặn việc chính phủ vay mượn vượt quá giới hạn pháp lý.
Các biện pháp này bao gồm tạm dừng tái đầu tư các khoản đóng góp nghỉ hưu của người lao động liên bang trong các loại trái phiếu chính phủ ngắn hạn.
Vào Thứ hai tới, nợ giới hạn chỉ có 95 tỷ USD dưới trần nợ 16,394 nghìn tỷ USD.
Như đã nói, các biện pháp đặc biệt có thể tạo ra khoảng 200 tỷ USD trống dưới giới hạn - thông thường là khoảng hai tháng giá trị vay.
Nhưng hiện chưa rõ phải mất bao lâu để các biện pháp bất thường có thể thực hiện ngay bây giờ bởi vì có quá nhiều câu hỏi chưa được trả lời về các chính sách thuế và chi tiêu, ông Geithner nói, đề cập đến sự thiếu hụt các giải pháp “vực thẳm ngân sách”.
Sau khi các biện pháp bất thường được tiến hành, Kho bạc sẽ không thể thanh toán tất cả các hóa đơn của đất nước đầy đủ và đúng hạn. Lúc đó, Mỹ sẽ ở trong tình trạng nguy hiểm thực sự mà có thể dẫn tới sự vỡ nợ ở một số nghĩa vụ.
Ông Geithner đã dự đoán trong nhiều tháng rằng, Mỹ sẽ chạm trần nợ vào cuối tháng 12.
Tuy nhiên, Quốc hội, trước tiên đối mặt với cuộc bầu cử năm 2012 và bây giờ là với vực thẳm ngân sách, đã có rất ít nỗ lực để nâng trần.
Trước khi pháp luật về vực thẳm ngân sách hết hiệu lực hồi tuần trước, người đứng đầu Quốc hội John Boehner đã đề nghị Tổng thống Obama tăng trần nợ một năm, nhưng chỉ trong điều kiện là cắt giảm và cải cách chi tiêu, vốn đã vượt quá quy mô cho bất kỳ sự tăng thêm nào.
Bế tắc cuối cùng về trần nợ trong năm 2011 đã kết thúc tồi tệ, với việc Quốc hội quyết định nâng trần vào phút cuối. Sự thất bại này đã khiến xếp hạng tín dụng AAA của Mỹ bị hạ bậc và đã gây ra sự hỗn loạn trên các thị trường.
Văn phòng kế toán chính phủ từ lâu đã kêu gọi Quốc hội xử trí vấn đề nợ trần theo một cách thông minh hơn.
Trong khi đó, một loạt các chuyên gia tài chính và tiền tệ kêu gọi việc bãi bỏ hoàn toàn trần nợ.