Sự hồn nhiên… đáng sợ!

Văn hóa - Ngày đăng : 07:34, 11/11/2012

(HNM) - Nhà báo Nguyễn Quang Hưng (Báo Thời nay) vừa mới có một bài

Văn Công Hùng, Lê Đình Hiếu, Vương Trọng, Ngô Phan Lưu... liệu có phải là đại diện lẻ tẻ cho những nạn nhân của nạn đạo thơ, truyện, bài báo…? Không! Chắc chắn là không! Rất, rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo… có thể cung cấp cho bạn đọc những chứng cứ rõ ràng về việc mình bị đạo văn. Và cũng có rất nhiều người chỉ lặng lẽ liên hệ với người "mượn" tác phẩm của mình để dẹp nỗi ấm ức. Rồi vì chán, vì ngại ngần chẳng buồn tung ra trước công luận. Tại một sự kiện điện ảnh tầm quốc gia, người ta phát cho đại biểu một cuốn tạp chí. Nhà báo nọ ngạc nhiên khi thấy một đoạn văn giống nguyên xi với bài báo của mình trước đó. Đem nỗi băn khăn đi hỏi thì… còn đau khổ hơn khi được biết rằng ông tác giả này vẫn thường… làm thế - tức là lên mạng copy mỗi người một đoạn rồi cho vào bài đề tên mình rất trang trọng.

Tình trạng đọc tác phẩm mà cứ liên tục phải "ngả mũ chào" vì thấy "quen quen" đã trở thành điều… vẻ như rất bình thường, miễn ấm ức!

"Chia ly" - bộ phim của điện ảnh Iran từng giành nhiều giải thưởng quốc tế vừa được trình chiếu ở Hà Nội. Trong đó, mỗi con người bình thường trong cuộc sống đều có thể phạm sai lầm, phải đối mặt với những biến cố lớn nhỏ. Nhưng một khi họ còn biết sợ hãi trước lẽ phải, trước sự thật như khi đặt bàn tay lên cuốn kinh Koran và thề, thì lúc đó sự việc vẫn có thể được giải quyết.

Luật pháp, sự phản ứng của nạn nhân sẽ chỉ là những yếu tố phụ, không khắc phục được bao nhiêu nạn đạo văn, nếu như người ta không hề biết xấu hổ, biết sợ khi trộm chất xám của người khác.

Người Lái Đò