Làng Phú Xá

Xã hội - Ngày đăng : 10:57, 19/04/2004

Làng Phú Xá, tên Nôm là làng Sù, vốn là xóm Cựu Quán, gồm phần lớn dân buôn bè từ Thanh Hóá ra cư ngụ, lệ thuộc xã Phú Gia. Năm ất Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh (1715), tại xóm này có ông Nguyễn Kiều đỗ Tiến sĩ, vinh quy về làng Phú Gia, nhưng dân làng này không đón. Sau khi làm quan đến Phó Đô Ngự sử, Nguyễn Kiều đã cho mở rộng xóm, đồng thời xin tách xóm Cựu Quán thành làng, và cũng là một xã riêng.

Làng Phú Xá, tên Nôm là làng Sù, vốn là xóm Cựu Quán, gồm phần lớn dân buôn bè từ Thanh Hóá ra cư ngụ, lệ thuộc xã Phú Gia. Năm ất Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh (1715), tại xóm này có ông Nguyễn Kiều đỗ Tiến sĩ, vinh quy về làng Phú Gia, nhưng dân làng này không đón. Sau khi làm quan đến Phó Đô Ngự sử, Nguyễn Kiều đã cho mở rộng xóm, đồng thời xin tách xóm Cựu Quán thành làng, và cũng là một xã riêng.

Cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn, Phú Xá thuộc tổng Phú Gia, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, trấn Sơn Tây (từ 1831 thuộc tỉnh Hà Nội, đầu thế kỷ XX, trực thuộc phủ Hoài Đức, thuộc tỉnh Hà Đông). Năm 1956, Phú Xá thuộc xã Phú Thượng, quận V, năm 1961, xã Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm, từ 199.97, Phú Thượng trở thành một phường của quận Tây Hồ.

Phú Xá nằm ven sông Hồng, cách trung tâm nội thành khoảng 12 km. Xa xưa, làng nằm cạnh sông Thiên Phù, là một nhánh của sông Hồng từ làng qua Quán La, xuống Nghĩa Đô, hợp lưu với sông Tô Lịch, nên việc đi lại của dân làng tương đối thuận tiện. Ngoài nghề trồng dâu nuôi tằm trên đất bãi, dân làng còn buôn bán đường sông, nhiều người giàu có, vì thế có ngưòi giải thích rằng, tên làng Sù xuất phát từ đó.

Làng Phú Xá trước đây có ngôi đình dựng năm Canh Ngọ niên hiệu Cảnh Hưng (1750), vốn là một tòa nhà trong cung điện của vua, do thợ mộc cắt sai mực nên phải bỏ, được ông Nguyễn Kiều xin về cho dân sửa lại làm đình.

Làng Phú Xá không chỉ nổi tiếng bởi có ông Nguyễn Kiều đỗ Tiến sĩ, từng đi sứ sáng nhà Thanh, mà còn vì ông có người vợ kế là Thi sĩ Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748). Truyền rằng, khi ông Kiều đang tuần thú ở Nghệ An, bà Điểm vào thăm, tìm đến 20 ngày mới gặp thì bà lại bị cảm, mất tại nhiệm sở của chồng, sau mộ được đưa về táng tại ven đường gần Xí nghiệp bao bì xuất khẩu hiện nay và được bảo vệ cẩn thận.
Làng Phú Xá còn có ông Mai Khắc Cung, bố mất sớm, nhà nghèo, nhưng kiên trì học tập, đến 60 tuổi mới đỗ Cử nhân khoa Mạu Thân đời Tự Đức (1848), sau ong làm quan đến chứa Giáo thụ rồi cáo về.

Làng Phú Xá sớm có truyền thống cách mạng. Từ giữa năm 1942, Phú Xá là một điểm trong An toàn khu của Trung ương, là cơ sở hoạt động của nhiều đồng chí Trung ương. Bến đò Phú Xá là đầu mối giao thông của An toàn khu Trung ương ở hai bờ sông Hồng. Cây gạo ở bờ sông là nơi gặp gỡ của cán bộ giao thông Trung ương với cán bộ Xứ uỷ Bắc Kỳ, là nơi đặt ám hiệu an toàn cho cán bộ mỗi khi qua lại. ‘’Bằng Có công với nước’’. Đặc biệt, chính tại bến đò này, vào chiều ngày 24 - 8 - 1945, đã được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về, trú tạm tại trụ sở của đội tụ vệ làng; buổi tối, Người chuyển sang làng Phú Gia. Mười gia đình có công nuôi giấu, bảo vệ cán bộ cách mạng trong thời kỳ bí mật đã được tặng ‘’Bằng Có công với nước’’.

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước, Phú Xá có 42 người con hy sinh vì nền độc lập dân tộc.

Ngày nay, Phú Xá đang trở thành một làng giàu, với nghề trồng hoa, quất, đào và cây cảnh, vừa bảo lưu những nét truyền thống của một làng ven đô, vừa mng dáng dấp của một đô thị.

TS. Bùi Xuân Đính

HONGHAI