Văn bản còn bất cập
Đời sống - Ngày đăng : 06:00, 04/08/2012
Tuy nhiên, đến nay mới có 6 đơn vị được tổ chức BĐGQSDĐ… Đáng nói là hầu hết các đơn vị chưa tổ chức được BĐGQSDĐ đều là những cơ quan có bề dày kinh nghiệm, lực lượng cán bộ có trình độ năng lực, đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện thực hiện.
Có hiện tượng trên là do Quyết định số 29 chưa hướng dẫn cụ thể về tiêu chí để lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, đã gây khó khăn cho các trung tâm phát triển quỹ đất trong khâu sàng lọc, "chấm" các cơ sở đủ điều kiện thực hiện BĐGQSDĐ. Thế nên, ngay cả Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản (thuộc Sở Tư pháp Hà Nội) cũng gặp khó dù đã làm hồ sơ đề nghị được lựa chọn là tổ chức BĐGQSDĐ với cam kết thu phí của người tham gia đấu giá chỉ bằng 50% mức quy định tại Thông tư 48/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính nhưng vẫn không được lựa chọn.
Một vấn đề nữa là tại điểm a, điều 13, Quyết định số 29 về trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nhà biệt thự, nhà vườn, nhà liền kề để ở có quy định "Nếu toàn bộ số thửa đất được đưa ra tổ chức đấu giá một lần hoặc được chia thành nhóm nhỏ (không nhỏ hơn 10 thửa và có cùng giá khởi điểm) thì số lượng đối tượng tham gia đấu giá tối thiểu phải bằng hai lần số lượng các thửa đất". Điều này đã trói buộc khả năng tổ chức các cuộc bán đấu giá chỉ vì không đủ số người tối thiểu tham gia đấu giá. Mới đây nhất, Trung tâm cổ phần Dịch vụ bán đấu giá tài sản (quận Hà Đông, Hà Nội) ký hợp đồng bán đấu giá với Ban quản lý các cụm công nghiệp và vườn sinh thái Cẩm Đình - Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ) để bán đấu giá 18 thửa đất tại xã Thọ Lộc và xã Tích Giang song chỉ bán được 9 thửa đất do số người đăng ký tham gia là 19 người.
Hà Nội đã ban hành Quyết định số 29 nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình BĐGQSDĐ nhưng chính văn bản này lại đang làm khó các đơn vị thực hiện. Chưa kể, ngày 4-3-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản nhưng đến ngày 14-9-2011, Quyết định 29 mới ra đời, cụ thể hóa nội dung này là quá chậm.