Xây dựng chính quyền điện tử
Đời sống - Ngày đăng : 06:40, 17/07/2012
Trung tâm sẽ giải đáp và hướng dẫn về các dịch vụ, thủ tục hành chính công, về các chính sách của TP; cung cấp các thông tin kinh tế - xã hội trên địa bàn; làm cầu nối cung cấp dịch vụ công trực tuyến và tra cứu về tình trạng xử lý hồ sơ tại các cơ quan nhà nước… Số điện thoại nóng, hộp thư điện tử và website của trung tâm được công bố rộng rãi để phục vụ người dân.
Đầu tháng 7-2012, Sở TT-TT TP này lại tổ chức phát động cuộc thi "Giải pháp ứng dụng CNTT năm 2012" với chủ đề "Xây dựng chính quyền điện tử" dành cho cán bộ công chức (CBCC) trẻ, nhằm tìm kiếm những ý tưởng, giải pháp ứng dụng hiệu quả CNTT vào công việc thực tế hằng ngày, từng bước hình thành tác phong, phương pháp xử lý công việc theo các phương thức của mô hình chính quyền điện tử.
Sự tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào thực tiễn của Đà Nẵng cho thấy tinh thần chủ động sáng tạo rất cao. Đà Nẵng là địa phương đi đầu trong xây dựng chính quyền điện tử, qua đó tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, tổ chức trong giải quyết thủ tục hành chính. Tuy nhiên, không có nhiều địa phương chú trọng đến nhiệm vụ này như Đà Nẵng, bởi trên thực tế, hạ tầng CNTT ở nhiều tỉnh, TP dù đã được đầu tư không nhỏ nhưng vẫn chưa phát huy hết hiệu quả do hệ thống thiết bị thiếu đồng bộ, chất lượng cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nên cơ sở dữ liệu của các sở, ban, ngành không kết nối với nhau, gây lãng phí và tốn kém...
Thực tế hầu hết các đơn vị, địa phương hiện vẫn trông chờ hướng dẫn thực hiện các quy hoạch, kiến trúc hạ tầng CNTT của cấp trên. Nên chăng, từ sự chủ động, sáng tạo của Đà Nẵng, các tỉnh, TP cần vào cuộc quyết liệt hơn, tận dụng tối đa hạ tầng CNTT đã có, tăng cường khả năng liên thông kết nối và tích hợp giữa các hệ thống thông tin để nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan công quyền, đáp ứng kịp thời các yêu cầu người dân và doanh nghiệp. Đó chính là con đường ngắn nhất để xây dựng chính quyền điện tử.