Nào, “Xòe bật lửa”!...

Chính trị - Ngày đăng : 08:34, 28/03/2004

Mới sáng ra, ông Khắc Tuế đã bấn bíu tíu tít. Công việc tổ trưởng dân phố ở khu tập thể 16A Lý Nam Đế chẳng hề đơn giản, dễ dàng kiểu tăm tắp như hồi ông còn làm trưởng đoàn Ca múa quân đội.  Lo có 4 triệu đồng để khơi thông cống rãnh trước mùa mưa, hòa giải những xích mích, cãi cọ lặt vặt muôn thuở, có khi chỉ cần người công tâm đứng ra nói vài câu là chuyện to thành bé, bé thành không có gì. Cuộc bầu cử hội đồng nhân dân sắp đến, việc không tên càng nhiều hơn. Tuy thế, ông vẫn cố gắng rủ bà qua thăm những hàng xóm đau ốm,  như nhà văn Xuân Thiều, vợ chồng ông Nghi, bà Ngọc.

Đội văn công Đại đoàn pháo 351 trước ngày đi chiến dịch Trần Đình (cuối năm 1953 đầu năm 1954)

Mới sáng ra, ông Khắc Tuế đã bấn bíu tíu tít. Công việc tổ trưởng dân phố ở khu tập thể 16A Lý Nam Đế chẳng hề đơn giản, dễ dàng kiểu tăm tắp như hồi ông còn làm trưởng đoàn Ca múa quân đội.Lo có 4 triệu đồng để khơi thông cống rãnhtrước mùa mưa, hòa giải những xích mích, cãi cọ lặt vặt muôn thuở, có khi chỉ cần người công tâm đứng ra nói vài câu là chuyện to thành bé, bé thành không có gì. Cuộc bầu cử hội đồng nhân dân sắp đến, việc không tên càng nhiều hơn. Tuy thế, ông vẫn cố gắng rủ bà qua thăm những hàng xóm đau ốm,như nhà văn Xuân Thiều, vợ chồng ông Nghi, bà Ngọc.

Chuyện ở nhà ông Nghi, bà Ngọc đang trầm trầm, thì có ngườinhắc đến Điện Biên. Năm nay là kỷ niệm chẵn nửa thế kỷ Trần Đình, không ít đơn vị tổ chức cho người cũ đi thăm lại chốn xưa. Cũng có người bỏ tiền đi lấy, muốn dừngchỗ nào lâu tùy thích. Ông Hoàng Đức Nghi hồi ấy là trưởng ban Tuyên huấn sư đoàn pháo binh 351, cũng là một cây viôlônggóp mặt trong các đêm vui. Còn bà Nguyễn Thị Ngọc là diễn viên văn công đại đoàn từng múa trong hầm pháo Điện Biên, giờ đang mắc căn bệnh nặng. Hai người biết, quyến luyến nhau đã lâu, mãi đến về tiếp quản thủ đô rồi mới thành gia thất. Khác họ một chút, ông Tuế lại ở văn côngsư đoàn 320, trở thành lính văn công một cách tình cờ, đi chiến dịch chỉ ở vòng ngoài. Còn người bạn đời ông sau này, bà Ngô Thị Ngọc Diệp,lại là lính Điện Biên chính ngạch, bấy giờ ở văn côngsư đoàn quân tiên phong 308. Những ông những bà ngồigiở lại ảnh cũ ra xem, trông màu giấy đã ố, thấy mình ngày ấy sao mà long lanh, sao mà phơi phới. Họ nhắc đếnnhững người thành vợ chồng ngay tại Điện Biên, như ông Hoàng Xuân Tùy với ca sĩ Song Ninh. Cặp Cao Văn Khánh, Ngọc Toản cưới ngay trong hầm Đờ Cát.

Bao nhiêu là nguồn cơn, những chuyện Điện Biên...

Mùa đông năm 1954, mấy sư đoàn chủ lực rùng rùng xuất kích đi Trần Đình, đơn vị nào, dù là đi đánh nhau cũng “rủng rỉnh” một đội văn công. Văn công 312 có Thanh Phúc, Kim Ngọc, Thái “chèo” ..., 316 có Ngọc Thảo, Nguyễn Thị Nga, Vũ Thị Tỵ, Thu “ắc coóc”... đoàn Tổng cục Chính trị có Trần Thị Ngà, Đỗ Thiêm, Thùy Chi, Trần Ngọc Xương... Tiếng là dân “ăn chơi nhảy múa”, mà trang bị cũng cuốc xẻng, ống nước, lựu đạn lúc lắc bên sườn. Văn công mà chẳng được chân yếu tay mềm, sonphấn đã là quá xa xỉ, còn thua cả cánh cao xạ 37 ly. Vừa từ Trung Quốc về họ có khăn mùi xoa, sổ tay, bi đông, mũ sắt, còn “cánh ta” cứ mũ lưới, ống nước diện. Được cái ai cũng trẻ, khỏe và “tinh thần” vô kể. Đội văn công 308 xuất phát từ Thái Nguyên cuối ‘53, đêm đi bộ cùng lính, tảng sáng tập trung về đội ngủ, sáng dậy lại đào hố cá nhân tránh máy bay, tập tiết mục. Tranh thủ ngủ được “nhát” nào hay “nhát” ấy, để rồi đêm lại ra “đo thử đường đất ngắn dài”. Không thể làm vướng bận bộ đội, văn công còn phải làm công tác tư tưởng cho họ, nghĩa là chân đimồm kể Paven Coócsaghin hay tiếu lâmtiếu liếc gì đấy. Hàng tháng trời kể cho lính nghe, rồi nghelính kể lại, vốn “xinêma mồm” ngày càng đầy. Nghỉ giữa đường là lúc nghệ sĩphải phục vụ mạnh tợn nhất. Ngọc Diệp, Xuân Thức, Phùng Đệ, Nguyễn Hoán múa điệu “Khoe giầy” của Trung Quốc, không có giầy cứ giơ dép lên khoe. Vũ Hướng (băng giô), Xuân Khang (Ắc coóc), Nguyễn Quế (viôlông), tiếng là cánh nhạc công nhưng ca múa kịch vào chơi đủ cả. Buồn cười nhất là diễn xòe hoa,điệu múa Thái, quả nhạc không có nên đục nắp bật lửa nhôm, xâu vài cái lại lồng vào tay, tiết tấu lên rộn rã ra trò. Dưới ánh trăng mờ mờ, lính ta tinh mắt vẫn nhận ra, đặt ngay là tiết mục “Xòe bật lửa”.

Đợt đầu vào Điện Biên, đại đoàn cầm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng”, nghĩ đến văn công. Đội trưởng Đào Hồng Cẩm giao việc cho Phùng Đệ (có lẽ vì anh hay đóng vai nữ) và Ngọc Diệp. Chỉ có môt mảnh vải đỏ, anh em bàn nhau lấy băng cứu thương nhuộm nước thuốc ký ninh làm chữ vàng, nhuộm vài lần, phơi ngay trên ba lô, mấy hôm là được cuộn băng vàng tươi. Ngôi sao vàng và chữ “Quyết chiến quyết thắng” thì cắt từ họa báo, khâu dặm mũi theo cuộn băng vào vải. Cờ phất lêntươm tất lắm, tiếc là sau đó bộ binh đem đi Lào, không biết còn mất ra sao...

Vào chiến dịch, không khí căng dần lên. Văn công đến các đơn vị diễn ban ngày để tránh ánh lửa ban đêm. Thương binh về nhiều, có khi vừa hát vừa khóc. Một anh nghe “Qua miền Tây Bắc” của Nguyễn Thành thích quá vỗ nhịp theo tóe cả máu ở bàn tay vừa cưa cụt. Vẫn còn thích, nén đau vỗ nhịp nhẹ hơn. Anh khác bị mảnh đạn tiện mất “chỗ ấy” phải bất động đã hét toáng lên khi quân y không cho lên xem văn công: “Mất mẹ nó rồi còn gì mà phải cấm !”. Vuinhất là lúc gặp dân công. Sôi nổi vô cùng. Gánh gạo kìn kìn. Xe đạp thồ đạn đông như kiến. Mà họ cứ “a li hò lờ” say sưa, pha trò, kể tiếu lâm, yêu đời đến văn công còn phải thua.

Cứ vậy lúc căng lúc chùng, lúc cứng rắn phấn khởi lúc sót lòng, văn công sống theo nhịp chiến dịch. Dù xuất thân học sinh “tạch tạch sè” hay ra đi từ một chiếu chèo dân dã,ai nấy cảm nhận một nhịp sống chung, tình đồng đội cao cả. Cuộc kháng chiến đem lại những nỗi niềm chung cho mọi giai tầng.

Tổng công kích. Nhịp điệu chiến dịch ngày càng căng. Bộ binh bám sát công sự địch đào chiến hào đánh lấn, phải tên đạn, mảnh pháo bất cứ lúc nào. Chỉ lui lại sau một quãng có đêm lại “trèo lên” động viên lính ở tiền tiêu, văn công hứng nguy hiểm chả kém hơn là mấy. Xuân Thức, sau này là nghệ sĩ ưu tú, làm mấy câu hò động viên bộ đội:

Đêm đêm lặng lẽ âm thầm

Tổ tôi tôi cuốc, tổ anh anh đào

Đào sâu sâu mãi thông hào

Khoét đi khoét lại khoét

vào Mường Thanh.

...

Mong sao đêm lại đến cho

Để tôi tiếp tục đào mồ chôn Tây

Đào cho chóng để mai này

Quân ta xuất trận đường này lập công.

Động viên lính cứng rắn, gân guốc như vậy, nhưng văn công vẫn chưa thể là lính chiến. Hai cô gái mảnh mai như cánh hoa cần gìn giữ. Thương đám “ăn chơi nhảy múa”, có đại đội trưởng không cho các cô ra tận giao thông hào quá nguy hiểm. Có lẽ vì được đùm bọc vậy mà cả chiến dịch, văn công các đại đoàn không tổn thất một ai, còn ốm đau, sốt rét, thương tật thì “chuyện nhỏ như con thỏ”. “Phúc” văn công to bằng cái đình.

Ngày 7-5, tin thắng trận về giữa lúc đội đang khiêng đất đá làm đường. “Không phải phơi quần áo trong bụi nữa rồi chúng mày ơi”. Người từ dưới hầm lên, trong ngõ rừng ra. Mặt đường đông đặc. Những mặt màyrạng rỡ. Những reohò lạc giọng. Xe chở de Catxtri cùng bộ tham mưu Pháp đi qua, đội trưởng Đào Hồng Cẩmđòi vác đòn gánh xông lại. “Sao không cho chúng tôi đánh nó? Nó làm chết bao nhiêu bộ đội mình cơ mà...!”. Rồi được nghe rằng: “Nó là nhân chứng lịch sử, đánh chết thì sau này chúng ta không có tiếng nói”. Lời giải thích phải lẽ quá, nên “quân ta” thuận tha cho “chúng nó”.

Những người lính già đầu bạc ngồi đôi hồi. Chuyện Điện Biên kể mãi không hết. Ngày ấy chúng mình sao mà trẻ khỏe, sao mà sống đẹp làm vậy. Bây giờ đã lên ông bà, người tíu tít con cháu, người chiến đấu với tật bệnh, đến là lắm nước chảy qua cầu rồi mà không ai có thể quên cái thuở ban đầu đằm thắm ấy. Rồi ngồi thần ra ngắm nhau, nghĩ đến ai có thể “đi’ trước. Để rồi lại nhắc nhau: “Đợt kỷ niệm 50 năm này, bác Nghi bác Ngọc không tham gia múa máy được chứ gì. Thế thì bà Diệp cứ phải nhắc những vị văn côngcựu chiến binh tập để biểu diễncho ngọt nhé. Còn hít thở được, ta còn phải hát múa chứ lỵ !”

HNM

ANHTHU