Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm
Giáo dục - Ngày đăng : 11:48, 14/03/2012
Đây là 5 TP được Bộ GD-ĐT có nhiều nét tương đồng về điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và chất lượng GD-ĐT. Đây cũng là những địa phương có sự phát triển mạnh về quy mô giáo dục với hơn 3,8 triệu HS, theo học tại 5613 cơ sở giáo dục các cấp, chiếm gần 1/4 tổng số HS cả nước.
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu năm học 2011-2012 đến nay của 5 TP đều khẳng định: Tình trạng HS học sinh bỏ học được khắc phục. Các Sở GD-ĐT đã kịp thời chỉ đạo xác định rõ các nguyên nhân khiến HS bỏ học và tăng cường phối hợp các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội ở địa phương thực hiện nhiều giải pháp nhằm làm giảm số lượng HS bỏ học và đã có những kết quả nhất định: Tỷ lệ HS bỏ học ở Đà Nẵng còn 0,04%; TP Hồ Chí Minh - 0,55%; Cần Thơ - 0,42%...
Công tác tuyển dụng giáo viên được triển khai theo hướng tăng cường quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm cho cơ sở. Tổng chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên, nhân viên các cấp của Hà Nội là hơn 7.500 người, TP Hồ Chí Minh 3.238 người, Đà Nẵng 960 người, Cần Thơ 90 người... Riêng Hà Nội đã tham mưu với thành phố tổ chức thí điểm hình thức tuyển dụng giáo viên theo hình thức xét tuyển có cộng điểm phần thực hành và điểm đặc thù địa phương, bảo đảm quyền lợi và công bằng hơn trong công tác tuyển dụng. Các thành phố đã thực hiện tốt chính sách của nhà nước đối với nhà giáo, đặc biệt quan tâm đến chế độ ưu tiên đặc thù cho giáo viên mầm non. Hải Phòng nâng mức hỗ trợ lương giáo viên, nhân viên mầm non từ 1,0 lên 1,3 mức lương cơ bản cùng các chế độ bảo hiểm; Hà Nội tuyển thêm hơn 5.000 giáo viên mầm non được vào biên chế và ban hành chính sách cho gần 26.000 giáo viên hợp đồng được hưởng chế độ như viên chức.
Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực trong học kỳ I vừa qua của HS các cấp học trên địa bàn các thành phố cũng được đánh giá có tiến bộ. Hơn 90% HS đạt hạnh kiểm loại tốt, khá; tỷ lệ HS xếp loại khá, giỏi của các địa phương dao động trong khoảng từ gần 50% đến gần 70%.