Tạo sinh kế cho người dân

Xã hội - Ngày đăng : 07:26, 07/02/2012

(HNM) - Nhân


Khu Ramsar Xuân Thủy.

Song, muốn bảo tồn và phát triển bền vững các khu sinh thái quý hiếm này, điều quan trọng nhất là phải tạo được sinh kế cho người dân địa phương.

CÔNG ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Công ước Ramsar) được ký vào tháng 2-1971 tại Iran. Hiện có 153 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia công ước. Nước ta là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á phê chuẩn Công ước Ramsar vào năm 1989. Tính tới thời điểm này, Việt Nam có 3 khu Ramsar, gồm khu Ramsar Xuân Thủy (tỉnh Nam Định), với diện tích 12.000ha (được UNESCO công nhận vào năm 1989). Đây là nơi có lượng chim di trú vào tháng 2, tháng 3 rất đa dạng, số lượng lớn. Đặc biệt, rừng sú vẹt Xuân Thủy là nơi cư ngụ của nhiều loài sinh vật, gồm rái cá, mèo biển, cáo biển, cá, tôm… Xuân Thủy cũng được công nhận là Vườn quốc gia vào năm 2003, đồng thời được UNESCO coi là trung tâm, cốt lõi trong hệ sinh thái khu dự trữ sinh quyển Đồng bằng châu thổ sông Hồng; khu Ramsar Bàu Sấu trong Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) có diện tích 13.759ha, trong đó 151ha đất ngập nước quanh năm và 5.360ha đất ngập nước theo mùa (được công nhận vào năm 2005). Bàu Sấu là nơi sinh cảnh tuyệt vời của loài cá sấu xiêm, các loài động, thực vật thủy sinh, các loài cá nước ngọt, các loài chim có đời sống quan hệ mật thiết với nước, nhất là các loài chim đang bị đe dọa tuyệt chủng của Việt Nam cũng như của thế giới, như ngan cánh trắng, quắm cánh xanh, già đẫy Java... Các loài thú như bò tót, nai, heo rừng cũng thường xuất hiện ở khu vực này vào mùa khô hằng năm. Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn) được UNESCO đánh giá là mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi của vùng Đông Bắc Việt Nam và thế giới (được công nhận là khu Ramsar vào năm 2011). Nơi đây có tính đa dạng sinh học cao với hàng ngàn loài động, thực vật quý hiếm...

Với các đặc điểm giá trị toàn cầu như vậy, nên từ lâu 3 khu Ramsar của Việt Nam cũng như khoảng 35% trong số hơn 1.900 khu Ramsar trên toàn cầu có hoạt động du lịch. Chủ đề của "Ngày Đất ngập nước" năm 2012 cũng tập trung vào lĩnh vực du lịch với chủ đề "Du lịch đất ngập nước: Một trải nghiệm tuyệt vời!". Việc tập trung vào các mô hình phát triển du lịch bền vững ở trong và xung quanh các vùng đất ngập nước nhằm giúp bảo vệ môi trường và giữ gìn sự đa dạng sinh học, đồng thời cung cấp các lợi ích KT-XH cho các bên liên quan một cách công bằng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh, liên tục của ngành du lịch sẽ gây áp lực lớn đến các khu vực và cảnh quan tự nhiên tại những nơi mà du khách muốn đến thăm. Con người bị hấp dẫn bởi các hệ sinh thái nước và điều này đẩy các vùng đất ngập nước ven biển vào tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng do phát triển cơ sở hạ tầng du lịch.

Theo quan điểm về bảo tồn đa dạng sinh học, các vùng đất ngập nước sẽ có giá trị nhiều hơn nếu giữ chúng ở trạng thái tự nhiên hoặc làm biến đổi không đáng kể. Mặt khác, hệ sinh thái đất ngập nước rất nhạy cảm, dễ bị thay đổi và có khả năng đảo ngược nếu quản lý không thích hợp. Từ quan điểm này, để bảo tồn có hiệu quả, đại diện Vườn quốc gia Cát Tiên kiến nghị các ngành chức năng cần có một khung chính sách quản lý bền vững, chia sẻ lợi ích nhằm vừa bảo tồn các chức năng và giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước hiện có. Đặc biệt, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc bảo tồn, phát triển các vùng đất ngập nước, trên cơ sở đó khuyến khích đồng bào tự nguyện tham gia các hoạt động bảo tồn và chính họ sẽ là người quản lý tài nguyên của mình.

Tuấn Lương