Biếng nhác và nhai lại

Thế giới - Ngày đăng : 11:00, 04/03/2004

Với nhiều quốc gia, cụm từ “Báo cáo về dân chủ và nhân quyền” của Bộ Ngoại giao Mỹ không phải là chuyện lạ. Hàng năm báo cáo này đều nhai lại, nội dung của nó hầu như không có gì thay đổi; trong đó cao giọng phê phán cái gọi là nhân quyền theo cái nhìn của những người có “vấn đề” về thị giác ở một số nước với những cấp độ kỳ quái. Báo cáo năm 2003 mới đây (ngày 25-2) được Nhà Trắng công bố vẫn vậy.

Với nhiều quốc gia, cụm từ “Báo cáo về dân chủ và nhân quyền” của Bộ Ngoại giao Mỹ không phải là chuyện lạ. Hàng năm báo cáo này đều nhai lại, nội dung của nó hầu như không có gì thay đổi; trong đó cao giọng phê phán cái gọi là nhân quyền theo cái nhìn của những người có “vấn đề” về thị giác ở một số nước với những cấp độ kỳ quái. Báo cáo năm 2003 mới đây (ngày 25-2) được Nhà Trắng công bố vẫn vậy.

Ngay từ khi mới công bố, báo cáo này đã vấp phải những phản ứng mạnh mẽ của nhiều nước, nhiều tổ chức. Xy-ri, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia và Việt Nam đã tỏ rõ thái độ kiên quyết trước báo cáo này. Tại Mỹ, ông Tôm La-li-nốp-xki, giám đốc Tổ chức theo dõi nhân quyền khu vực Oa-sinh-tơn đã phát biểu nêu rõ: “Chúng ta ngày càng thấy rõ sự khập khiễng giữa những lời phê phán của Bộ Ngoại giao Mỹ trong báo cáo về dân chủ và nhân quyền với những cái mà chính quyền G.Bu-sơ đang làm ngay chính nước Mỹ”. Còn mạng lưới nhân quyền Mỹ thì ra tuyên bố nhấn mạnh, chính quyền Mỹ đã “không có quyền hạn về đạo lý” để đánh giá tình hình nhân quyền trên thế giới khi họ đang giam giữ vô thời hạn hàng trăm người Mỹ và người nước ngoài không có cáo trạng, không được xét xử trước tòa trong bối cảnh “chính quyền thường xuyên xâm hại bí mật đời tư, quyền tự do thông tin, tự do bày tỏ chính kiến cũng như các quyền về kinh tế, xã hội khác”.

Nhìn từ khía cạnh thực tiễn mới thấy báo cáo này thật lố bịch. Thực tế tại Việt Nam, nhất là trong những năm gần đây, đời sống của người dân đang ngày càng được cải thiện, các quyền con người được quan tâm, thực hiện đầy đủ, mọi người được hưởng quyền chăm sóc sức khỏe, quyền tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, trẻ em được quyền học tập, vui chơi, được bảo vệ bằng pháp luật. Trong lĩnh vực kinh tế, sự cải tiến rõ ràng các thủ tục hành chính đã đem lại cho Việt Nam những tiến bộ được cả thế giới công nhận. Không phải ngẫu nhiên, báo cáo phát triển con người năm 2003 của chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố (tháng 7-2003) đã nhận định, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về giảm nghèo và phát triển con người trong thập kỷ qua.

Báo cáo này cũng nêu rõ, thông qua các biện pháp cải cách quan trọng, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể về rất nhiều phương diện phát triển kinh tế, xã hội. Kết quảcó ấn tượng nhất là tỉ lệ nghèo đã giảm mạnh từ trên 70% vào giữa thập kỷ 80 xuống còn khoảng 29% năm 2002, đây là một trong những mức giảm nhiều nhất trong số các nước đang phát triển. Mới đây nhất (ngày 24-2), kết thúc chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Ban giám đốc điều hành Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), đã phát biểu nêu rõ, rất ấn tượng với sự chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam trong những vấn đề về phát triển mà Việt Nam đang phải đối mặt, cũng như những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế.

Thực tế là vậy, đối lập hoàn toàn với những gì mà Bộ Ngoại giao Mỹ nêu trong “báo cáo”. Ngườita tự hỏi phải chăng Nhà Trắng không nhận ra, không nhìn thấy điều đó-một thực tế rộng mở đang được rất nhiều tổ chức nước ngoài có mặt tại Việt Nam đánh giá cao.

Thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới, với xu hướng hòa bình và hợp tác, việc Nhà Trắng vẫn giữ một tư tưởng thủ cựu, biếng nhác và nhai lại những luận điệu cũ rích rõ ràng đang đi ngược xu thế tiến bộ của thế giới. Tư tưởng hằn học ấy, lối suy nghĩ ấy, chắc chắn sẽ bị cả thế giới lên án.

HNM

TUANANH