Anh và Cộng hòa Séc bác thỏa thuận EU
Thế giới - Ngày đăng : 10:29, 31/01/2012
Cộng hòa Séc và Anh đã từ chối ký hiệp ước này. Thủ tướng Anh David Cameron cho biết, chính phủ của ông sẽ hành động nếu hiệp ước đe dọa đến các lợi ích của Vương quốc Anh.
Ông cũng bày tỏ những mối quan ngại pháp lý về việc sử dụng các thể chế EU để thi hành hiệp ước tài chính.
CH Séc đã trích dẫn "những lý do hiến pháp" cho sự từ chối của mình, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết.
Nhưng theo các nhà phân tích, Tổng thống CH Séc Vaclav Klaus có thể miễn cưỡng ký hiệp ước.
Mục đích của hiệp ước là có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong chính sách ngân sách trên toàn EU để ngăn chặn các khoản tích lũy nợ quá mức.
Đức – nước cho vay lớn nhất của khu vực chung châu Âu và là nền kinh tế mạnh nhất - đã rất ủng hộ việc có một hiệp ước ràng buộc để thực thi các quy tắc ngân sách.
Hiệp ước sẽ trao quyền cho Tòa án Tư pháp châu Âu giám sát sự tuân thủ và áp đặt các khoản tiền phạt với những nước phá vỡ nguyên tắc.
Hiệp ước cũng nói rõ vai trò được đề cao của Ủy ban châu Âu trong việc rà soát các ngân sách quốc gia.
Cộng hòa Séc không nằm trong khu vực đồng tiền chung euro, nhưng giống như các nước thành viên EU mới khác, nước này đã cam kết gia nhập.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu cũng đã thảo luận các cách thức để kích thích tăng trưởng kinh tế - mặc dù ngân sách bị “thắt lưng buộc bụng” nghiêm ngặt ở nhiều nước - và tập trung vào việc làm thế nào để giảm tỷ lệ thất nghiệp trên toàn khu vực châu Âu.
Anh đã sử dụng quyền phủ quyết của mình hồi tháng trước để không tham gia hiệp ước, cho rằng Anh cần thiết giữ quyền lực của mình đối với các dịch vụ tài chính ở thành phố London.
Cuộc khủng hoảng khu vực châu Âu đã chi phối hội nghị thượng đỉnh hôm qua, 30/1, với các khoản nợ của Hy Lạp vẫn chưa có lối thoát.
Một cuộc tổng đình công ở Bỉ, làm tê liệt giao thông, đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo EU về sự bất mãn của công chúng với chính sách thắt lưng buộc bụng khi các nhà lãnh đạo đến dự hội nghị thượng đỉnh.
Các cuộc đàm phán cũng tập trung vào việc giảm thất nghiệp, hiện ở mức trung bình 10% trên toàn khu vực châu Âu, mặc dù tỷ lệ thanh niên thất nghiệp thường cao hơn nhiều.
Có lo ngại rằng việc cắt giảm ngân sách trên phạm vi rộng sẽ gây tổn hại cho doanh nghiệp và đào tạo.
Các nhà lãnh đạo đã thảo luận các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), trong đó nhiều doanh nghiệp phàn nàn về việc có quá nhiều chi phí hành chính được áp đặt bởi Bỉ.
Trong một tuyên bố chung về tăng trưởng kinh tế, các nhà lãnh đạo lưu ý rằng, việc cắt giảm thâm hụt ngân sách thôi không là chưa đủ.
"Chúng ta phải hiện đại hóa nền kinh tế của chúng ta và tăng cường khả năng cạnh tranh để bảo đảm tăng trưởng bền vững", tuyên bố cho biết.
EU sẽ giúp tài trợ cho các đề án có những người trẻ vào làm việc hoặc đào tạo tại các nước thành viên có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở mức cao nhất.
Các nhà lãnh đạo cũng đã cam kết thúc đẩy các biện pháp phát triển thị trường EU, gồm: một thỏa thuận về một hệ thống bằng sáng chế chung của EU vào tháng 7; nhắm mục tiêu tốt hơn cho các quỹ của EU hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ; luật pháp quốc gia để tạo ra một thị trường chức năng duy nhất trong lĩnh vực dịch vụ và năng lượng.
Ủy ban châu Âu cho biết, 82 tỷ euro hiện đã sẵn sàng cho các quốc gia chi tiêu vào các dự án thúc đẩy việc làm và tăng trưởng.