Khả năng ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc vào chất lượng chuyện trò

Giáo dục - Ngày đăng : 15:21, 19/01/2012

Theo một nghiên cứu mới nhất, những đứa trẻ không chỉ học nói bằng nghe mà còn học qua cách đọc khẩu hình, điều này có nghĩa rằng chất lượng tiếp xúc rất quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, chứ không phải là các chương trình DVD mới nhất.


Điều này diễn ra trong giai đoạn thần kỳ, khi từ giai đoạn bập bẹ những tiếng vô nghĩa sang những tiếng có âm tiết đầu tiên là “bà bà”, “mẹ mẹ”.

Các nhà khoa học Florida (Mỹ) đã phát hiện ra rằng bắt đầu ở khoảng 6 tháng tuổi, những đứa trẻ sẽ bắt đầu nhìn có mục đích, tìm hiểu sự cử động của miệng khi nói chuyện với chúng.

“Những đứa trẻ sẽ bắt chước, phải tìm ra cách để tạo hình đôi môi của mình để có thể phát ra những âm thanh mà chúng nghe thấy”, nhà tâm lý học David Lewkowicz, ĐH Florida Atlantic, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

“Đây là một quá trình vô cùng phức tạp”.

Rõ ràng trẻ không cần phải mất 1 thời gian quá dài để có thể hấp thụ các động tác phù hợp với âm thanh cơ bản. Đúng sinh nhật đầu tiên, trẻ đã bắt đầu dùng mắt tìm kiếm nơi phát ra giọng nói, trừ khi chúng nghe những âm thanh lạ (tiếng nước ngoài). Và rồi chẳng bao lâu, trẻ sẽ quen với việc đọc khẩu hình.

“Đây là một phát hiện khá thú vị”, chuyên gia tâm lý Bob McMurray, ĐH Iowa, người cũng đang nghiên cứu sự phát triển của ngôn ngữ, đánh giá.

Trẻ em “biết những gì chúng cần biết và chúng có thể phát huy sự chú ý của mình với những gì là quan trọng ở thời điểm đó”.

Nó cũng cung cấp thêm bằng chứng rằng chất lượng tiếp xúc rất quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, chứ không phải là các chương trình DVD mới nhất.

Nghiên cứu mới này vừa được đăng tải trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia tuần này.

Theo Asiaone, DT