Trẻ tiếp nhận thái độ tiêu cực nhanh hơn tích cực

Giáo dục - Ngày đăng : 15:55, 16/01/2012

Tôi không ngờ được!” các bậc phụ huynh thường thốt lên sau khi tiếp nhận một điều gì đó họ không mong đợi từ đứa con yêu của mình.


Tuy nhiên, khi con cái mong muốn tất cả những ưu điểm và khuyết điểm của chúng đều được bố mẹ tiếp nhận và hỗ trợ, thì bố mẹ lại tỏ ra lo lắng. Vì vậy, trẻ ngại thổ lộ nhược điểm của mình cho đến khi nhược điểm đó được bộc lộ rõ ràng bằng hậu quả.

Trẻ em muốn cha mẹ tiếp nhận mình với đầy đủ ưu điểm và nhược điểm mà không nhận thấy sự lo lắng thái quá của cha mẹ. Trẻ sẽ dễ bị lây cảm giác lo lắng và sợ sệt từ bố mẹ. Trẻ phải làm gì để vượt qua bài thi sát hạch? Nếu không vượt qua kỳ thi thì sẽ ra sao?

Kiến thức của con đã được thâu tóm hay chưa? Cha mẹ đã biết cách giúp con đạt thành tích tốt hay chưa? Tất cả những điều đó đều là những câu hỏi khó khi cha mẹ muốn trở thành người đồng hành tin cậy và lý tưởng của trẻ? Chuyên gia Chăm sóc Tâm lý Rieny Hasan sẽ giúp bạn trả lời từng câu hỏi.

Trẻ cần phải được tiếp nhận cả ưu điểm lẫn nhược điểm


Ngoài chỉ số IQ, trẻ cũng cần điều kiện lý tưởng để việc học tập thành công. Điều kiện lý tưởng trẻ có được là khi cha mẹ thấm nhuần những giá trị tích cực về giáo dục trẻ em, chú ý và khen thưởng đối với mọi nỗ lực của trẻ, đồng hành với con với tình yêu thương mà không kèm theo sự yêu cầu và áp đặt.

Bất cứ điều gì tốt mà cha mẹ mong muốn ở con trẻ nhưng lại được đóng gói trong một hình thức tiêu cực, chắc chắn trẻ sẽ tiếp nhận sự tiêu cực trước khi nhận thấy được mặt tích cực của thông điệp đó. Do đó, trẻ sẽ dễ dàng nản chí, kém tự tin khi thấy rằng hiệu suất của mình không tốt như những trẻ em khác. Vì vậy, không gây cho trẻ cảm giác lo sợ, rằng không thông minh thì không thể trở thành một người tốt.

Động viên, giúp đỡ và hỗ trợ con trẻ

Nhiệm vụ của cha mẹ liên quan đến nỗ lực chuẩn bị cho trẻ bước vào tương lai là thúc đẩy, đồng hành và hỗ trợ cho con cái.

* Khi một đứa trẻ không đáp ứng được mong đợi của cha mẹ, phụ huynh không nên đổ lỗi cho người khác hoặc điều kiện nào khác ngoài chính bản thân mình. Cũng như khi chúng ta chỉ ngón tay trỏ ra bên ngoài, có đến 3 ngón tay chỉ về phía chúng ta. Vì vậy, nên xem xét lại bản thân trước khi đổ lỗi cho hoàn cảnh hay ai khác.

* Đôi khi chúng ta không biết rằng công việc của người làm cha làm mẹ không phải là áp đặt những gì được coi là chân lý, là kinh nghiệm của bản thân lên con cái. Nhiệm vụ của chúng ta là tạo điều kiện cho con cái tìm hiểu sự thật qua những kinh nghiệm của chính mình.

* Giới thiệu và hướng dẫn con cái về cách học hiệu quả. Ôn lại những bài học mà giáo viên đã giảng. Làm một bản tóm tắt những vấn đề chính của từng chương đã học. Thảo luận về các vấn đề liên quan giữa những bài học và thực tế cuộc sống.

* Tạo thói quen định hướng cho con ở trong quá trình học chứ không chỉ ở giai đoạn đã nhận được kết quả học tập cuối cùng. Trẻ em cần có phần thưởng cho những nỗ lực của mình, không chỉ là phần thưởng cho kết quả cuối cùng mà con đạt được.

* Không lấy uy tín của cha mẹ làm chuẩn mực để đánh giá tiến độ và thành công trong giáo dục con. Trong việc lấy uy tín của bạn có yếu tố hy vọng và mong muốn của bạn đối với con, chứ không phải là công nhận những điểm mạnh và điểm yếu của con bạn.

* Cảm xúc dễ bị lây truyền, do đó, hãy tạo thói quen hy vọng, suy nghĩ, cư xử tích cực. Con bạn dễ dàng “lây” năng lượng tích cực như vậy và tác động đến việc học của con.

Hãy cho con những quyền của chúng

Trẻ em có nhu cầu chơi và vui chơi với bạn bè. Trẻ em có quyền có sở thích và các cơ hội tham dự các sự kiện, không gian khác ngoài không gian học hành. Khi trẻ có năng khiếu nghệ thuật, hãy tạo điều kiện để trẻ có thể đứng lên sân khấu của lớp, của trường… Đó là cách để phát triển sự tự tin của trẻ. Từ đó, con cũng sẽ tự tin hơn trong học tập.

Sự nhiệt tình và thái độ vui vẻ của cha mẹ sẽ cho con cảm giác an toàn và thoải mái, giúp con khám phá khả năng của bản thân. Đó chính là tất cả những nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức ở các bậc cha mẹ và điều này có thể tối ưu hóa tiềm năng của trẻ.

Theo Nova, VTC