Ai Cập bỏ phiếu bầu cử vòng 3
Thế giới - Ngày đăng : 12:52, 03/01/2012
Người dân sẽ tham gia các cuộc bầu cử tại 9 tỉnh của đất nước - bao gồm cả vùng đồng bằng sông Nile, phía nam và các khu du lịch Nam Sinai - với việc bỏ phiếu diễn ra trong vài ngày.
Cuộc bầu cử quốc hội khá phức tạp ở đất nước này diễn ra làm 3 giai đoạn và kéo dài hơn 3 tháng.
Những người Hồi giáo dự kiến sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên trong vòng 60 năm qua.
Những cử tri đi bỏ phiếu hôm nay và ngày mai đại diện cho 15 triệu cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên kể từ khi sau khi ông Hosni Mubarak bị lật đổ vào cuối tháng 2 năm ngoái.
Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang của Ai Cập, lên nắm quyền sau khi ông Hosni Mubarak bị lật đổ, đã nhiều lần chỉ ra rằng, các cuộc bầu cử chính là bằng chứng về kế hoạch trao quyền cho một chính phủ dân sự của họ.
Nhưng cuộc bỏ phiếu vòng 3 diễn ra chỉ vài ngày sau khi nhà chức trách bố ráp các văn phòng của các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở thủ đô Cairo.
Một số nhóm được Mỹ tài trợ đang tìm cách thúc đẩy dân chủ và sự tham gia chính trị nằm trong số những tổ chức bị nhắm mục tiêu, với việc máy tính xách tay và tài liệu bị thu giữ và các nhân viên bị thẩm vấn.
Chính phủ lâm thời cho biết, các cuộc bố ráp là một phần của cuộc điều tra về tài trợ nước ngoài bất hợp pháp cho các đảng phái chính trị. Hành động của chính phủ lâm thời đã bị lên án bởi Liên hợp quốc, Mỹ và các nhóm nhân quyền.
Viện Cộng hòa quốc tế (IRI) được Mỹ tài trợ - một trong những nhóm bị bố ráp - cho biết, họ đã được mời tham gia giám sát các cuộc bầu cử.
Trong hai vòng bỏ phiếu đầu tiên, cử tri đi bầu đã đạt con số chưa từng có với ước tính khoảng 62% cử tri đã bỏ phiếu.
Hệ thống bầu cử của Ai Cập rất phức tạp, với 2/3 trong số 498 ghế bầu cử được quyết định bởi tỷ lệ đại diện và phần còn lại bởi một hệ thống thông qua đầu tiên sau bầu cử.
Nhóm anh em Hồi giáo đầy uy quyền, phong trào chính trị được tổ chức tốt nhất của quốc gia này, được trông đợi rộng rãi là sẽ chiến thắng và đã tuyên bố dẫn đầu thông qua nhóm chính trị của mình, Đảng Tự do và Công lý (FJP).