'Nuôi' xúc xích trong ống nghiệm
Công nghệ - Ngày đăng : 14:48, 19/12/2011
Xúc xích được "nuôi" từ phòng thí nghiệm. Ảnh: Membrana.
Giáo sư Mark J. Post, Trường ĐH Maastricht nói với hãng tin Reuters: “Mẻ xúc xích đầu tiên chỉ là để chứng minh một ý tưởng. Chúng tôi chỉ muốn chỉ ra rằng, có thể làm được điều đó, thế thôi. Tôi tin rằng, sang năm tôi làm được. Theo lời ông, chiếc xúc xích ra đời từ ống nghiệm sẽ có giá khoảng 250 nghìn Euro: “Đây là công việc chân tay nặng nề nên nó đắt”, nhà nghiên cứu giải thích thêm.
Mark Post chính là nhà khoa học lần đầu tiên trên thế giới làm ra một miếng thịt lợn trong phòng thí nghiệm. Hiện nay ông đang tìm kiếm nguồn kinh phí từ những nhà tài trợ ẩn danh và hy vọng khoảng tháng tám, cùng lắm là tháng chín sang năm ông sẽ trình diễn với thế giới một chiếc xúc xích nhân tạo đầu tiên. Ông nói trước: “Đó là một chiếc xúc xích thực sự nhưng nó không ngon lắm đâu. Chúng tôi đang gặp một vấn đề không dễ chút nào nên phía trước còn nhiều việc phải giải quyết”.
Để làm ra thịt nhân tạo, giáo sư Post đã dùng nguyên liệu đầu là những tế bào gốc, thu được từ vật liệu sinh học mà ông đã dày công chiết tách ra từ phế liệu của một lò sát sinh. Cho đến nay, ông mới “chế tạo” ra được một miếng thịt thực sự, dài chừng 2,5cm, rộng dưới 1 cm và mỏng đến mức trong suốt.
Ý tưởng làm ra thịt nhân tạo đã từng được Winston Tchernill đề xuất. Trong số những thành tựu lớn hơn cả theo hướng nghiên cứu này, người ta thường nhắc đến việc tạo ra được một mẩu cơ tim nhờ máy in sinh học (bioprinter).
Việc tạo ra những sản phẩm tự nhiên trong phòng thí nghiệm đang đặt ra rước nhân loại nhiều vấn đề rất đang chú ý và cũng là một nhu cầu cấp bách. Chỉ để tạo ra thịt nhân tạo vào năm 2012 đã phải huy động hàng triệu đôla. Mà khối thịt thu được chưa chắc đã bằng một con gà.