Bất cập trong hoạch định chính sách

Kinh tế - Ngày đăng : 07:54, 10/12/2011

(HNM) - Thời gian gần đây, không ít nhà đầu tư lo ngại về những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào nền kinh tế nước ta. Thực tế lâu nay có nhiều DN Việt Nam chỉ chú trọng tìm thị trường nước ngoài để xuất khẩu, nhưng lại

Điều đó được thể hiện bằng việc hàng tiêu dùng ngoại chiếm lĩnh hầu hết thị trường trong nước. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chính sách công nghiệp của ta còn nhiều bất cập. Các DN nhà nước - khu vực được nhiều ưu đãi chỉ tập trung phát triển công nghiệp nặng, trong khi ngành này hoạt động kém hiệu quả. Lĩnh vực sản xuất hàng hóa tiêu dùng thường do các DN vừa và nhỏ đảm nhiệm. Do vốn mỏng, các DN vừa và nhỏ chậm đổi mới công nghệ, mẫu mã không đẹp, giá thành cao, nên sản phẩm làm ra kém khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước lân cận.

Sở dĩ có tình trạng trên là do chúng ta xây dựng chính sách theo kiểu "mệnh lệnh" từ trên xuống, quy trình hoạch định chính sách gần như đặt DN chỉ là "đối tượng điều chỉnh" của các quyết sách, chứ không phải là "chủ thể", vì thế đã nảy sinh nhiều bất cập. Để khắc phục tình trạng này, không chỉ cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách cần thay đổi tư duy, mà cả DN cũng phải thay đổi. Trong đó, cơ quan hoạch định chính sách cần có chiến lược định hướng phát triển công nghiệp cụ thể trong từng lĩnh vực, DN phải là chủ thể trong quá trình đó. Tuy nhiên, "mắt xích" yếu nhất trong chính sách hiện nay là việc sử dụng các công cụ hỗ trợ gián tiếp để điều tiết hoạt động của DN. Với mục đích nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp, cơ quan quản lý phải đánh giá chính xác tác động của các chính sách hỗ trợ cho những ngành công nghiệp cần hỗ trợ, nếu không sẽ có tác dụng ngược lại. Ngoài ra, phải đặt sản xuất công nghiệp trong bối cảnh khu vực và toàn cầu để các sản phẩm của ngành này có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới.

Người Quản Lý