Vụ phá sản lớn thứ 7 trong lịch sử Hoa Kỳ
Thế giới - Ngày đăng : 13:11, 03/11/2011
Trụ sở của FED - Ảnh: internet |
Với số nợ lên đến 39,7 tỷ USD, gần bằng tổng giá trị tài sản 41 tỷ USD, Công ty môi giới chứng khoán hàng đầu của Mỹ - MF Global Holdings Ltd. vừa đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Đây là nạn nhân đầu tiên tại Wall Streets chịu ảnh hưởng trực tiếp từ làn sóng nợ công của châu Âu và là vụ phá sản lớn thứ bảy trong lịch sử nước Mỹ.
Với số nợ lên đến 39,7 tỷ USD, gần bằng tổng giá trị tài sản 41 tỷ USD, Công ty môi giới chứng khoán hàng đầu của Mỹ - MF Global Holdings Ltd. vừa đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Đây là nạn nhân đầu tiên tại Wall Streets chịu ảnh hưởng trực tiếp từ làn sóng nợ công của châu Âu và là vụ phá sản lớn thứ bảy trong lịch sử nước Mỹ.
MF Global là công ty đầu tư nhiều vào các khoản nợ quốc gia ở châu Âu. Trước khi nộp đơn xin phá sản, MF Global đã sở hữu 6,33 tỷ USD trái phiếu do các nước châu Âu như Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… phát hành. Trong báo cáo tài chính công bố ngày 25/10, MF Global đã thông báo khoản lỗ kỷ lục 191,6 triệu USD trong quý III/2011.
Các tổ chức xếp hạng tín dụng tuyên bố đánh tụt hạng MF Global xuống mức “vỡ nợ” do quan ngại về danh mục đầu tư của công ty này vào trái phiếu của các nước châu Âu. Những diễn biến này khiến cổ phiếu công ty giảm đến 66%. Khi đó, các nhà chức trách và đối tác kinh doanh đã yêu cầu MF Global huy động thêm tiền mặt để bảo đảm các giao dịch trên sàn chứng khoán. Do thiếu tiền mặt, công ty này đã tìm kiếm các nhà đầu tư hoặc đối tác mua lại công ty nhưng không đạt kết quả trước thời hạn chót do các nhà chức trách đặt ra là 31/10.
Sau khi MF Global đệ đơn xin phá sản, các cổ phiếu ngân hàng trên sàn chứng khoán Wall Streets sụt giảm mạnh, cổ phiếu Morgan Stanley giảm 8,7%, Citigroup giảm 7,5%, Bank of America Corp. giảm 7,1% và Goldman giảm 5,5%.
Giới đầu tư đang lo ngại về khả năng thua lỗ của các công ty tài chính khác, xuất phát từ những giao dịch với MF Global hoặc liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Vụ phá sản của MF Global cũng có thể ảnh hưởng xấu đến các thị trường tín dụng Mỹ.
Chủ tịch FED thừa nhận kinh tế Mỹ còn nhiều mối lo
Chủ tịch FED, Ben Bernanke, trong cuộc họp báo được tổ chức khi kết thúc cuộc họp thường kỳ hai ngày 1-2/11 của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC), đã thừa nhận sự phát triển của nền kinh tế Mỹ ở thời điểm hiện tại "chậm một cách đáng thất vọng trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn quá cao".
Báo cáo đánh giá tình hình của các quan chức FED công bố trước khi bước vào cuộc họp dự báo GDP của Mỹ trong năm tới 2012 chỉ có thể tăng từ 2,5% đến 2,9%, thay vì 3,3% đến 3,7% như dự báo hồi tháng 6 vừa qua. Tỷ lệ thất nghiệp trong công nhân Mỹ đến cuối năm 2012 không thấp hơn mức 8,5% đến 8,7%, so với dự báo trước đây chỉ ở mức 7,8% đến 8,2%. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ lạm phát có khả năng mới giảm xuống mức 6,8% đến 7,7%.
Trước chiều hướng phát triển chậm lại của nền kinh tế, trước khi bước vào cuộc họp, một số quan chức FED kiến nghị các biện pháp thúc đẩy phát triển, trong đó có việc tiếp tục mua các cổ phiếu và trái phiếu liên quan tới thế chấp nhằm hạ thấp tỷ lệ lãi suất nhằm hỗ trợ thị trường nhà đất.
Chủ tịch FED tuyên bố các biện pháp kích thích "vẫn ở trên bàn và FED sẽ làm mọi việc có thể nhằm thúc đẩy tăng trưởng và giảm thất nghiệp".