Tây Ban Nha bị hạ bậc tín dụng, tăng áp lực buộc châu Âu hành động
Thế giới - Ngày đăng : 12:42, 19/10/2011
Tin xấu đến từ cơ quan xếp hạng tín dụng Moody chỉ một ngày sau khi cơ quan này cảnh báo Pháp rằng, bậc tín dụng 3A của nước này có thể gặp nguy hiểm và làm lu mờ thông tin về việc Đức và Pháp đã gần đạt được một thỏa thuận về quy mô của quỹ giải cứu khu vực đồng tiền chung châu Âu.
"Nếu khu vực đồng tiền chung châu Âu không thể tìm ra cách để xử lý tình huống, bạn sẽ thấy trái phiếu Tây Ban Nha tiếp tục tăng và họ sẽ gặp vấn đề với việc tự tài trợ cho mình", Jessica Hoversen, nhà phân tích tiền tệ và thu nhập cố định tại MF Global ở New York nói.
Các nhà đầu tư đang đếm ngược tới hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU vào cuối tuần này, một hội nghị lúc đầu đã được ca ngợi là một sự kiện đầu nguồn.
Tờ The Guardian của Anh hôm qua (18/9) cho biết, Đức và Pháp đã đồng ý mở rộng quỹ cứu trợ khu vực đồng euro lên hơn 2 nghìn tỷ euro như là một phần của "kế hoạch toàn diện" nhưng một nguồn tin cấp cao từ khu vực đồng tiền chung châu Âu đã dội một gáo nước lạnh vào tin tức trên khi cho biết, một thỏa thuận như vậy chưa được đề cập tới.
Tin tức ban đầu gây ra một sự biến động mạnh với cổ phiếu và đồng euro, chỉ bị tiêu tan bởi sự hạ bậc với Tây Ban Nha.
Cờ Tây Ban Nha tung bay tại quảng trường Colon, Madrid
Moody đã hạ bậc xếp hạng trái phiếu của nước này từ Aa2 xuống A1 với lý do không có giải pháp đáng tin cậy cho các cuộc khủng hoảng nợ hiện nay và bất kỳ trường hợp nào đều sẽ mất thời gian cho niềm tin vào sự gắn kết chính trị và triển vọng tăng trưởng của khu vực được hoàn toàn phục hồi.
Trong khi đó, nhu cầu vay lớn, hệ thống ngân hàng nợ nần và triển vọng tăng trưởng đầy thách thức của Tây Ban Nha sẽ khiến nước này dễ bị tổn thương với những sự tụt bậc về sau.
Chút muối
The Guardian dẫn lời các nhà ngoại giao cấp cao của Liên minh châu Âu, cho biết, khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ chứng thực sự gia tăng quy mô quỹ cứu trợ lên gấp 5 lần để giúp các chính phủ và các ngân hàng gặp khó khăn tồn tại nếu Hy Lạp hay bất cứ nước thành viên nào khác ngừng hoạt động.
Ý tưởng này cho phép Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) đảm bảo 20-30% đầu tiên của bất kỳ thiệt hại nào với các khoản nợ chính phủ mới.
Brian Dolan, giám đốc chiến lược của Forex.com tại Bedminster, New Jersey, cho biết, việc tăng quy mô quỹ lên 2 nghìn tỷ USD là một quy mô phù hợp để lấy lại sự tự tin. Nhưng ông nói thêm: "Chúng ta đã nhìn thấy rất nhiều các thông tin từ châu Âu rằng điều gì đó sắp xảy ra chỉ để gây thất vọng vào sáng hôm sau".
Thật vậy, các nhà hoạch định chính sách của Đức đã làm hết sức mình để có cơ hội đạt được một thỏa thuận đột phá càng sớm càng tốt.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua đã cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo sẽ không giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại một cuộc họp.
Các thị trường đang đứng trên miệng vực vì lo sợ các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ không đồng ý với kế hoạch để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Pháp đã chứng kiến sự nhảy chi phí vay hôm qua sau khi Moody cảnh báo, cơ quan này có thể đưa ra một cái nhìn tiêu cực với bậc xếp hạng AAA của nước này trong 3 tháng tới nếu tăng trưởng chậm hơn và chi phí giúp bảo lãnh các ngân hàng kéo căng ngân sách nước này quá nhiều.
Bộ trưởng Kinh tế Francois Baroin khẳng định, không có nguy cơ bị tụt hạng tín dung nhưng thừa nhận, mức dự báo tăng trưởng 1,75% của chính phủ dựa trên ngân sách năm 2012 là quá lạc quan và sẽ phải được sửa đổi.
"Chúng tôi sẽ làm tất cả mọi thứ để tránh bị tụt hạng”.