Vụ kiện cá basa của Việt Nam ở Mỹ gây hậu quả xấu đối với quá trình tự do hóa thương mại

Kinh tế - Ngày đăng : 09:40, 12/02/2004

Tạp chí điện tử “Phân tích châu Á” số ra tháng 2-2004 đăng bài viết của ông Trần Nam Bình, trợ lý giáo sư giảng dạy môn Chính sách thuế Ô-xtrây-li-a tại trường đại học bang Niu Xao Uên (Ô-xtrây-li-a), trong đó khẳng định vụ Hiệp hội những người nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) kiện Việt Nam bán phá giá cá basa trên thị trường Mỹ là không đúng và gây hậu quả xấu đối với quá trình tự do hóa thương mại.

Chế biến cá basa xuất khẩu

Tạp chí điện tử “Phân tích châu Á” số ra tháng 2-2004 đăng bài viết của ông Trần Nam Bình, trợ lý giáo sư giảng dạy môn Chính sách thuế Ô-xtrây-li-a tại trường đại học bang Niu Xao Uên (Ô-xtrây-li-a), trong đó khẳng định vụ Hiệp hội những người nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) kiện Việt Nam bán phá giá cá basa trên thị trường Mỹ là không đúng và gây hậu quả xấu đối với quá trình tự do hóa thương mại.

Bài viết nhan đề “Việt Nam: Từ cá đến tôm, câu chuyện truyền kỳ chưa có hồi kết của Hiệp định tự do thương mại song phương (BTA) Mỹ - Việt” cho rằng, dưới góc độ kinh tế, kết luận của đoàn Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và ủy ban mậu dịch quốc tế Mỹ (USITC) rằng Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường và Việt Nam bán cá basa thấp hơn giá thành là không chính xác, không thích đáng và tùy tiện. Theo bài viết, thị trường nội địa cá basa của Việt Nam có những đặc điểm của một thị trường cạnh tranh, trong đó quy luật cung cầu quyết định sự lên xuống của thị trường.

Về mặt lý thuyết, ngay cả khi Việt Nam không phải là nền kinh tế thị trường, thì Mỹ và Việt Nam vẫn có thể trao đổi mậu dịch trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Ngoài ra, cái mác “nền kinh tế phi thị trường” có thể dễ dàng được gán cho nhiều nước đang trong thời kỳ quá độ (trong đó có Trung Quốc, các nước Đông Âu) và điều này sẽ gây hậu quả xấu cho quá trình tự do hóa mậu dịch.

HNM

THUHANG