Cố lên! cố lên!
Xã hội - Ngày đăng : 06:47, 16/10/2011
Câu 2: Bão thực chất là khối không khí xoay tròn với vận tốc cao, hoạt động trong phạm vi khá lớn, đường kính có thể lên tới 1.000km. Mắt bão là nơi có áp suất không khí rất thấp, còn xung quanh mắt bão thì không khí ở tầng thấp vừa xoáy nhanh vừa đổ về trung tâm áp thấp. Tốc độ dòng khí càng nhanh thì vận tốc gió càng mạnh, tạo nên lực ly tâm cực lớn khiến không khí bên ngoài càng khó lọt vào tâm bão. Do đó, mắt bão giống như một cái ống được xây bằng mây, bên trong dường như không khí không quay, gió rất yếu.
Hơn nữa, vì không lọt được vào tâm bão, nên không khí bên ngoài mang nhiều hơi nước phải bốc lên, hình thành những đám mây xám xịt rồi ào ạt tuôn mưa. Trong khi đó, tại mắt bão lại xuất hiện dòng khí đi xuống, bởi vậy nơi đây trời quang, mây tạnh, thậm chí còn có thể trông thấy trăng sao vào buổi tối. Tuy nhiên, nếu mắt bão ở trên đại dương thì nơi đó sóng biển lại cực kỳ dữ dội.
Câu 3: Đó là mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
15 em được thưởng 50.000 đồng/người:
1. Lê Mai Vân, THCS Thanh Quan
2. Phạm Đức Thịnh, lớp 8, THCS Phú Diễn
3. Kiều Linh, THPT Thăng Long
4. Nguyễn Trí Tâm, số 45 Phủ Doãn
5. Trần Bảo Ngọc, phố Pháo Đài Láng
6. Lương Thị Thanh Huế, 222 Hoàng Quốc Việt
7. Nguyễn Khánh Ly, THPT Nguyễn Bá Ngọc
8. Thanh Thư, THCS Phúc Lợi
9. Đỗ Thanh Tuấn, 17 Pháo Đài Láng
10. Phạm Hà Phương, Trường Marie Curie
11. Lê Thanh Khánh, 108 Chùa Láng
12. Trần Diệu Ngọc, Trường Quốc tế Pháp
13. Đặng Trần Vũ, 68 Bà Triệu
14. Phan Ánh Dương, Hạ Đình, Thanh Xuân Nam
15. Lưu Chi Mai, 113 Núi Trúc
Câu hỏi tuần này:
Câu 1: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”.
Hai câu thơ trên miêu tả khung cảnh Thăng Long thời kỳ nào các em nhỉ?
Câu 2: Tại sao khi bay côn trùng tạo ra tiếng vo vo, các em có biết không?
Câu 3: Đố em là gì?
Trên đầu phất cờ lau
Nách bồng con nhỏ
Tuổi trẻ râu ria hoe đỏ
Tuổi già trật áo
Da thịt đỏ au.