Cạnh tranh không bình đẳng

Kinh tế - Ngày đăng : 07:13, 13/10/2011

Những năm gần đây, các tổng công ty, tập đoàn nhà nước (DNNN) luôn ở thế


Như vậy, DNNN chưa bao giờ phải cạnh tranh thực sự như các DN thuộc các thành phần kinh tế khác. Dựa thế vào các bộ chủ quản, các DNNN loại này thường không công khai, minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ có một doanh nghiệp nắm tới gần 60% thị phần, không có đối trọng thì họ có khó gì trong việc hạch toán lỗ, lãi? Còn nhớ, chỉ vài năm trước đã có một số DNNN "đổ" lượng tiền rất lớn vào thị trường bất động sản và chứng khoán (đầu tư ra ngoài ngành nghề sản xuất kinh doanh của DN) đến nỗi Chính phủ phải "tuýt còi". Giờ đây, có một số DNNN cũng chiếm đến 80% thị phần, nếu vẫn hoạt động như kiểu doanh nghiệp trên, thì việc duy trì những DNNN là công cụ để điều tiết thị trường, điều tiết kinh tế vĩ mô liệu sẽ ra sao?!.

Như vậy, để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng cần phải chia nhỏ các tập đoàn, tổng công ty, hoặc là cho nhiều DN thuộc các thành phần kinh tế tham gia thị trường trên cùng một ngành hàng. Bài học kinh nghiệm từ ngành viễn thông đã chứng minh điều đó. Khi mạng di động Viettel tham gia thị trường viễn thông, trở thành nhà cung cấp mạng viễn thông di động có thị phần tương đương với MobiFone và Vinaphone (đều của Tập đoàn VNPT), cung cấp dịch vụ viễn thông ở nước ta đã trở thành một thị trường cạnh tranh thật sự, người tiêu dùng được hưởng lợi vì giá dịch vụ liên tục giảm (trong khi giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống liên tục tăng). Do đó, nếu duy trì một số DNNN theo kiểu như các DN về điện, xăng dầu sẽ dẫn đến những nhóm lợi ích cục bộ, từ đó dễ dẫn đến tình trạng sẽ có những cơ chế, chính sách bảo vệ lợi ích cho DN mà không bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Vì thế, các ngành chức năng cần xem xét, có điều chỉnh kịp thời để nền kinh tế phát triển bền vững và bảo đảm an sinh xã hội.

Người Quản lý