Chứng khoán châu Á trong tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 10/2008
Thế giới - Ngày đăng : 12:48, 30/09/2011
Đồng euro đã giảm và đã ở mức giảm theo tháng lớn nhất trong vòng gần 1 năm khi sự thông qua của quốc hội các nước về quyền hạn mới cho quỹ cứu trợ châu Âu có ít ảnh hưởng lâu dài.
Những lo ngại về các cuộc khủng hoảng nợ châu Âu leo thang và sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế toàn cầu vốn sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của châu Á đã khiến các nhà đầu tư cắt giảm mức cược của họ vào các tài sản rủi ro trong quý tháng 9.
Các thị trường ở châu Á đã không tránh khỏi khủng hoảng khi các nhà đầu tư tổ chức tiếp tục chống đỡ với sự yếu đi của đồng tiền châu Á, trong đó có cả nhân dân tệ.
Cổ phiếu Trung Quốc đại lục niêm yết tại Hồng Kông đã giảm 3,3%, thể hiện dưới mức so với phần còn lại của khu vực, với việc các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu ngân hàng.
Thậm chí cả thông tin về việc giảm tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cũng không thể cổ vũ châu Á bởi các thương nhân tập trung vào dữ liệu PMI tháng 9 của Trung Quốc để đánh giá cỗ máy xuất khẩu của thế giới đang duy trì thế nào khi đối mặt với sự suy giảm kinh tế toàn cầu.
Số liệu chính thức của Trung Quốc được công bố vào ngày mai có thể cho thấy một sự tiến bộ trong hoạt động nhà máy mặc dù giá đầu vào sẽ được theo dõi chặt chẽ trước áp lực lạm phát tại thời điểm mà các quan chức tuyên bố rằng, việc chống lạm phát là mục tiêu hàng đầu.
Ở châu Á, cổ phiếu Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc đã ổn định ở mức giá hơi thấp hơn và chỉ có cổ phiếu Hồng Kông nằm trong nhóm giảm điểm lớn, giảm khoảng 1,8%, do các nhà đầu tư đã khóa lợi nhuận.
Chỉ số MSCI của các cổ phiếu châu Á Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản đã giảm 1,3% sau khi tăng 3 ngày liên tiếp. Tính trong tháng, chỉ số này đã giảm hơn 13%, mức giảm theo tháng lớn nhất kể từ tháng 10/2008.
Chứng khoán tương lai Mỹ đã giảm 0,6% sau khi tăng khá ngày hôm qua.
Cùng với đó, giá dầu thô tương lai Mỹ đã tăng trên 82,5 USD/thùng trong giao dịch điện tử hôm nay, tiếp tục tăng giá so với hôm qua.