Từ hai vụ việc ở Bộ Y tế
Góc nhìn - Ngày đăng : 06:56, 27/09/2011
Trong đơn, các doanh nghiệp trên tố cáo ông Cường đã ký nhiều đơn hàng không có số đăng ký cho một số công ty và ngăn chặn nhiều đơn hàng của các công ty khác; ưu tiên cho các công ty "sân sau" trong nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có việc nhập khẩu nhiều tấn tiền chất ma túy, nới rộng thời gian lưu hành thuốc, nới rộng tuổi sử dụng thuốc cho nhiều công ty trong nước và nước ngoài sai quy định, sai nguyên tắc.
Phát biểu với báo chí, một tổng giám đốc đại diện cho các doanh nghiệp trên khẳng định, đây là một quyết định khó khăn nhưng dù khó khăn cũng phải đấu tranh để chống tham nhũng, tiêu cực, vì sự phát triển chung của ngành dược. Vị đại diện trên còn nói: "Chúng tôi ký tên, đóng dấu doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về những gì đã phản ánh trong đơn, tức là đã sẵn sàng chấp nhận những rủi ro có thể có với cá nhân và với cả doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông với mục đích chấm dứt sự trì trệ của ngành dược trong thời gian qua".
Không phải ngẫu nhiên, hai sự việc trên xảy ra gần như cùng một lúc, cùng trong ngành y tế, cùng trong ngành dược. Tuy việc phân định đúng, sai còn phụ thuộc vào kết luận của các cơ quan chức năng nhưng chỉ bằng những thông tin có được buộc người ta phải có sự liên hệ với tình hình quản lý dược phẩm rất nhiều bất cập trên thị trường, từ giá cả, chất lượng, xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng… Thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, các dụng cụ và thiết bị y tế là những mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh, lâu nay là một vấn đề bức xúc của xã hội, báo chí đã nhiều lần lên tiếng nhưng việc kiểm soát và quản lý vẫn chưa cải thiện được, phải chăng có lý do từ những sự việc vừa nêu?
Từ những thông tin trên, người ta không thể không suy nghĩ về công tác tổ chức cán bộ. Đảng và Nhà nước ta trọng người tài, có nhiều chủ trương chính sách ưu đãi trong đào tạo, phát hiện, sử dụng người tài mà một trong những biểu hiện của tài năng là bằng cấp, học vị, chức danh. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn thẳng vào sự thật, bên cạnh những mặt tích cực, hệ thống tổ chức cán bộ của chúng ta cũng có những người thoái hóa, biến chất; tình trạng chạy chức, chạy quyền, hối lộ, đưa hối lộ, vô trách nhiệm… đã xảy ra. Về công tác tổ chức, nhiều thể chế nhà nước từ lâu đã có quy định: Nếu tiến cử được người tài giúp nước thì được thưởng. Nếu tiến cử người sai thì phải phạt. Mà ở ta thì hình như lâu nay thưởng cũng không mà phạt lại càng không?
Sự thật về bằng tiến sỹ của Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang (HNM) - Ngày 26-9, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục (CKTKĐCLGD) Bộ GD-ĐT cho biết, vừa tiến hành xác minh về vấn đề tương đương học vị với trường hợp của Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang. Theo đó, qua tìm hiểu từ Trung tâm Lưu giữ dữ liệu sinh viên Trường ĐH Uppsala (Thụy Điển), nơi ông Quang theo học, Cục KTKĐCLGD khẳng định: Trong hệ thống văn bằng của Thụy Điển, văn bằng "Licentiatexemen" mà ông Quang nhận được từ Trường ĐH Uppsala là văn bằng trình độ trung gian (Intermediate Degree), trình độ trên thạc sỹ hoặc trình độ tiền tiến sỹ, chưa phải là bằng tiến sỹ (Ph.D). Tháng 2 năm 2000 trước đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi Trường ĐH Y - Dược TP Hồ Chí Minh, Phân viện Kiểm nghiệm TP Hồ Chí Minh cho biết: Bằng Licenciate of Pharmaceutical Sciencses (thuộc hệ thống văn bằng Licentiatexemen) của ông Cao Minh Quang do Trường ĐH Uppsala - Thụy Điển cấp tương đương với bằng tiến sỹ dược học theo hệ thống đào tạo sau ĐH của Việt Nam. Trúc Linh |