"Cơn bão" mới tiếp tục tấn công cá tra Việt Nam?

Kinh tế - Ngày đăng : 13:22, 09/08/2011

(HNMO) - Từ đầu năm 2011 đến nay, có một thách thức mới đã thành hình với cá tra xuất khẩu của Việt Nam. Theo dự đoán, kết quả quyết định của Chính phủ Mỹ trong vòng tháng 9 hay tháng 10 tới sẽ tác động rất lớn đến

(HNMO) - Từ đầu năm 2011 đến nay, có một thách thức mới đã thành hình với cá tra xuất khẩu của Việt Nam. Theo dự đoán, kết quả quyết định của Chính phủ Mỹ trong vòng tháng 9 hay tháng 10 tới sẽ tác động rất lớn đến "vận mạng" của con cá tra Việt Nam đối với thị trường này.


Để hiểu rõ hơn thách thức này, chúng tôi đã phỏng vấn ông Chris December, Giám đốc điều hành công ty QVD Aquaculture - công ty Việt Nam duy nhất có thương hiệu và các nhãn hiệu riêng trực tiếp thâm nhập thị trường Mỹ và cũng là công ty Việt Nam đầu tiên lấy được tiêu chuẩn BAP vào đầu năm nay. Ông Chris December và một số giám đốc của QVD Aquaculture là những người thường xuyên làm việc tại Mỹ và theo dõi sát sao những diễn biến của cá tra tại thị trường quan trọng này.


Chế biến cá ba sa ở QVD Aquaculture tại Việt Nam.


* Xin ông cho biết thách thức với ngành cá tra xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là gì?


Dự luật Nông nghiệp 2008 chuyển giao trách nhiệm thanh tra cá da trơn từ Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Phần chính việc chuyển giao thanh tra này thực sự nằm trong định nghĩa cá da trơn. Trách nhiệm quyết định định nghĩa được đặt vào tay USDA. Có hai cách định nghĩa: định nghĩa rộng và định nghĩa hẹp.

Định nghĩa rộng xác định nhiều loài là cá da trơn, còn định nghĩa hẹp sẽ không bao gồm cá tra và các loài cùng tương quan với nó. Theo định nghĩa hẹp, cá tra sẽ không đặt dưới sự thanh tra của USDA nhưng vẫn còn thuộc chương trình thanh tra của FDA.

Hiện nay, giới công nghiệp đang chờ đợi một quyết định cuối cùng của USDA về định nghĩa cá da trơn, có thể đưa ra vào tháng 9 hoặc tháng 10. Cho đến lúc quyết định cuối cùng được thực hiện, chúng tôi không biết loài cá tra sẽ vẫn còn trực thuộc FDA hay chuyển sang USDA.

* Nếu quy định hiện nay thay đổi, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ chịu tác động gì?

* USDA đòi hỏi các nước nhập khẩu vào Mỹ phải có Chương trình Thanh tra Thực phẩm của USDA chứng nhận “tương đương” như các công ty sản xuất tại Mỹ. Có thể mất một vài năm để USDA chứng nhận là nước “tương đương” và nhiều năm nữa để phê duyệt cho nhà sản xuất cá nhân trong những nước đó xuất khẩu vào Mỹ. Nói chung, có thể là từ 3 đến 5 năm trước khi nhà sản xuất cá da trơn nước ngoài có thể nhập khẩu sản phẩm vào Mỹ. Việc này, chung quy cốt lõi là cấm nhập khẩu cá tra vào nước Mỹ.

Ngoài vấn đề thời gian, quá trình để cho nhà sản xuất tuân thủ các yêu cầu của USDA có thể rất tốn kém. Trong môi trường không ổn định về mặt tài chính tại Đông Nam Á, những thay đổi tốn kém này sẽ vượt quá ngân sách của nhà sản xuất, buộc họ phải tránh làm ăn tại Mỹ.

Hơn nữa, vì không có sản phẩm thủy sản nào khác thuộc quyền của USDA, cho nên bất cứ nhà nhập khẩu nào đưa cá da trơn nước ngoài và các loài khác vào nước Mỹ sẽ phải giao dịch với hai cơ quan quản lý: USDA đối với cá da trơn và FDA đối với mọi thứ khác.

* Chính phủ Việt Nam và giới công nghiệp có thể làm điều gì để có thể ngăn ngừa hoặc chuẩn bị khắc phục thách thức này?

* Áp dụng định nghĩa rộng cá da trơn, như vậy đặt cá tra dưới quyền quản lý của USDA, sẽ gây ra thiệt hại không chỉ cho nhà nhập khẩu, mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam. Điều quan trọng cần nhớ là sự tác động này còn tiến xa hơn nền công nghiệp rất nhiều. Hãy xem hàng triệu người tại Việt Nam có đời sống bị tác động bởi sự thay đổi này. Các nhà lãnh đạo công nghiệp tại Mỹ có cơ hội hướng dẫn các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển tiến đến thành công. Nguồn tiền từ hoạt động thương mại giữa Mỹ và Việt Nam là một lực hỗ trợ tài chính rất cần thiết cho một đất nước đang phát triển và người dân của họ. Truyền thông cho các quan chức trong chính phủ Mỹ về những thiệt hại này có thể tác động lên tiến trình quyết định.

Ngoài ra, Thượng Nghị sĩ McCain đã thực hiện những nỗ lực rất lớn để hủy bỏ Chương trình Thanh tra cá da trơn của USDA (S.496). Cho nên việc ủng hộ cho nỗ lực này của ông ta sẽ giúp làm tăng hiệu quả hơn.

* Trên quan điểm rộng hơn, ông có thể chia sẻ với chúng tôi về cách cải tiến và củng cố thêm cho cá tra Việt Nam trên thế giới nói chung và tại thị trường Mỹ nói riêng hay không?


* Có một số cách để cải tiến và củng cố cá tra Việt Nam tại thị trường nước ngoài, cả ở Mỹ lẫn ở các nước khác. Việc trước tiên là làm sao cho khách hàng phải biết xem xét cẩn thận vấn đề này, không phải tất cả sản phẩm cá tra đều giống nhau. Hiện nay, chỉ có một số ít công ty thực sự cam kết với những tiêu chuẩn cao nhất về an toàn thực phẩm và khả năng phát triển bền vững. Tóm lại, việc thực hành nuôi trồng thủy sản cải tiến, như gắn chặt với những chính sách nghiêm ngặt để hỗ trợ môi trường, công nhân và thực hiện an toàn thực phẩm là điều cốt yếu. Điều này bao gồm việc loại bỏ hoàn toàn sử dụng các thuốc thú y và hóa chất không được phê duyệt.

Tiếp thị đúng cũng là quan trọng. Những nhà sản xuất khôn khéo nhận ra tầm quan trọng việc quảng bá mạnh mẽ toàn bộ chất lượng và những lợi ích sản phẩm từ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nên làm việc để nắm chắc khái niệm này và phấn đấu tạo ra hình ảnh mới mẻ cho công nghiệp bằng cách lập ra và thực thi những tiêu chuẩn cao nhất về nuôi và chế biến cá tra. Chỉ khi hình ảnh cá tra được cải tiến và chất lượng an toàn thực phẩm được chứng tỏ, chúng ta mới có thể thực sự củng cố hình ảnh cá tra Việt Nam trên thế giới.

* Xin cảm ơn ông!

L.H