Cảnh sát Na Uy công bố tên các nạn nhân của vụ khủng bố
Thế giới - Ngày đăng : 10:22, 27/07/2011
Họ bao gồm 3 người bị thiệt mạng trong vụ đánh bom xe ở Oslo và 1 người đàn ông 23 tuổi đã chết trên một hòn đảo gần đó, nơi Breivik đã tới và thực hiện vụ xả súng giết người hàng loạt.
Trong khi đó, cảnh sát đã biện hộ cho sự ứng phó của mình với các cuộc tấn công.
Đã mất khoảng 1 giờ rưỡi trước khi lực lượng vũ trang tới được đảo Utoeya sau khi vụ nổ súng bắt đầu.
"Tôi không nghĩ là chúng tôi nghĩ rằng, chúng tôi có thể thực hiện việc này nhanh hơn", cảnh sát trưởng của Johan Fredriksen nói với các nhà báo ở Oslo.
Vụ nổ bom ở Oslo đã nhắm mục tiêu vào các tòa nhà liên quan đến chính phủ của Đảng Lao động Na Uy và trại thanh niên trên đảo Utoeya cũng được điều hành bởi đảng này.
Tên của bốn nạn nhân - Gunnar Linaker, 23 tuổi; Tove Ashill Knutsen, 56 tuổi; Hanna M Orvik Endresen, 61 tuổi; và Kai Hauge, 32 tuổi - và nơi họ sống đã được công bố trên trang web của cảnh sát Na Uy.
Ngoài những cái tên được cảnh sát liệt kê, được biết rằng Trond Berntsen, anh cùng mẹ hoặc cha của công chúa Mette-Marit, một nhân viên cảnh sát không làm nhiệm vụ, cũng nằm trong số những người thiệt mạng tại trại thanh niên.
Tore Eikeland, 21 tuổi, cũng được Thủ tướng Jens Stoltenberg nêu tên tại một buổi lễ tưởng niệm hôm 24/7 như là một trong những người thiệt mạng trên đảo Utoeya.
"Anh là một chính trị gia trẻ tuổi tài năng nhất của chúng tôi," ông nói.
Cảnh sát trưởng Sveinung Sponheim cho biết, tên của các nạn nhân sẽ tiếp tục được công bố vào lúc 18h (giờ địa phương, 16h GMT) hàng ngày cho đến khi tất cả các nạn nhân đã được xác định và tất cả người thân đã được thông báo.
Tại cùng buổi họp báo, đồng nghiệp của ông Fredriksen đã bác bỏ những lời chỉ trích rằng đội ngũ nhân viên vận hành chiếc máy bay trực thăng của sở cảnh sát đã đi nghỉ vào ngày xảy ra cuộc tấn công kép.
Ông Fredriksen cho biết, chiếc máy bay trực thăng này chỉ được sử dụng cho các mục đích quan sát và không có ảnh hưởng đến phản ứng với vụ xả súng.
Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp Na Uy Knut Storberget đã ca ngợi công việc được thực hiện bởi cảnh sát là "tuyệt vời".
Tại Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thực hiện một chuyến thăm không báo trước tới nơi cư trú của Đại sứ Na Uy để chia buồn về vụ giết người.
Breivik, một tín đồ Kitô giáo cực đoan cánh hữu, đang đối mặt với tội khủng bố và cảnh sát đang xem xét để cáo buộc hắn về tội ác chống nhân loại, với khung hình phạt lên tới 30 năm tù, một công tố viên cho biết.
Breivik đã xuất hiện tại tòa án hôm qua để đối mặt với những cáo buộc gây mất ổn định cho các cơ quan chức năng quan trọng của xã hội, bao gồm chính phủ, và gây ra nỗi lo sợ nghiêm trọng trong nhân dân.
Breivik đã nhận trách nhiệm về các vụ tấn công nhưng phủ nhận tội khủng bố.