Quà tặng cho ai?
Mỗi ngày một chuyện - Ngày đăng : 04:55, 03/06/2011
Vậy nhưng, mọi người trong gia đình anh phải thất vọng ngay từ khi bước vào. Án ngữ ngay "mặt tiền" là một gian hàng bán đồ thờ cúng bằng đồng, hai bên là các quầy "hàng gia dụng Thái Lan" và quầy quần áo gia công chất lượng thấp, giá rẻ. Tìm mỏi mắt, anh Hải mới thấy có bốn, năm gian hàng bán đồ chơi nhưng là hàng Trung Quốc vẫn được bày bán tràn lan ở các sạp đồ chơi trên đường phố, chợ cóc... mà không hề có quầy trưng bày, bán các sản phẩm đồ chơi hay học cụ phù hợp dành cho trẻ em. Bên cạnh cơ man hàng hóa là bánh kẹo, thực phẩm, cá khô, mì ăn liền, máy matxa mi-ni... vớt vát một chút cho không khí "ngày của thiếu nhi" là ba, bốn sạp sách, truyện tranh và mấy cái thùng nho nhỏ của các nghệ nhân tò he, vốn vẫn thường xuyên có mặt tại đây vào các dịp cuối tuần. Một quầy hàng duy nhất có hoạt động tặng quà lại nhằm giới thiệu sản phẩm băng vệ sinh mới của phụ nữ...
Bực mình về một hội chợ được quảng bá rầm rộ nhưng thực chất lại trái ngược hoàn toàn, anh Hải đành đưa gia đình sang vui chơi ở phần còn lại của công viên, nơi mà nếu vào đây, thường ngày chỉ phải mua vé với giá 4.000 đồng/vé/người lớn, 2.000 đồng/vé/trẻ em. Phản ánh với NXD, anh Hải chưa hết bức xúc: Việc "treo đồ chơi, bán tạp hóa" của đơn vị tổ chức "Hội chợ quà tặng và đồ chơi trẻ em" tại Công viên Thống Nhất đã biến những dự định tốt đẹp dành tặng cho con trẻ nhân dịp Tết Thiếu nhi của nhiều gia đình trở thành vô nghĩa. Cơ quan quản lý việc tổ chức hội chợ triển lãm liệu có biết việc này?