Thủ tướng Thái trình sắc lệnh giải tán quốc hội
Thế giới - Ngày đăng : 16:34, 06/05/2011
Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, người sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm nay, đang "đánh bạc" với cuộc bầu cử sớm để đưa ông đến với nhiệm kỳ thứ hai và làm im các lời chỉ trích nói rằng ông không được dân chúng mến mộ.
Ông Abhisit, người đứng đầu đảng Dân chủ nói rằng, ông sẽ đệ trình một đề nghị chính thức lên vua Bhumibol Adulyadej để giải tán hạ nghị viện cho một cuộc bầu cử dự kiến tổ chức vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7.
"Chiều nay, tôi sẽ đệ trình một sắc lệnh lên hoàng gia xin giải tán quốc hội trước khi tôi lên đường tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN" của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại Jakarta, ông nói với các phóng viên hôm nay, 6/5.
Ông không tiết lộ ngày bầu cử, nhưng nói rằng ông sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào thứ hai tới.
Theo luật, các cuộc bầu cử phải được tổ chức giữa 45-60 ngày sau khi quốc hội giải thể, mà điều này sẽ có hiệu lực một khi sắc lệnh được quốc vương 83 tuổi của Thái Lan, người đã nhập viện từ tháng 9/2009, ký.
Đảng của ông Abhisit, đảng lâu đời nhất của quốc gia, với một cơ sở hỗ trợ ở Bangkok và phía nam, đã không giành thắng lợi trong cuộc bầu cử chung trong gần hai thập kỷ và phải đối mặt với một cuộc đấu tranh để giữ vững quyền lực, thậm chí với sự hỗ trợ của các đối tác liên minh của mình.
Ông Abhisit đã lên nắm quyền trong một cuộc bỏ phiếu của quốc hội vào năm 2008 sau khi một phán quyết tòa án đã bác bỏ chính quyền trước đó, và ông bị buộc tội bởi những kẻ thù chính trị của ông rằng, ông là một con rối không được bầu của quân đội và sự xếp đặt.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra vào thời điểm nhạy cảm chính trị cao của đất nước, vẫn còn chia rẽ sâu sắc một năm sau khi quân đội trấn áp các cuộc biểu tình phản đối ở thủ đô khiến 90 người chết, chủ yếu là dân thường.
Các bên liên quan đã liên kết để cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra giành được các ghế cao nhất trong bốn cuộc bầu cử vừa qua, nhưng ông trùm cũ đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006 và kết quả của hai cuộc bỏ phiếu cuối cùng đã bị đảo ngược bởi phán quyết của tòa án.
Ông Abhisit năm ngoái đã thách thức những người hoài nghi để vượt qua cuộc khủng hoảng chính trị, được đánh dấu bởi một loạt các vụ đụng độ giữa người biểu tình và quân đội được vũ trang tại Bangkok. Đó là bạo lực chính trị tồi tệ nhất của đất nước này trong nhiều thập kỷ.
Thái Lan đã phải chịu nhiều năm bất ổn chính trị với 18 âm mưu hoặc đảo chính thật sự kể từ năm 1932, khi đất nước này đã trở thành một nước quân chủ lập hiến.