Ai Cập: Binh lính tấn công để giải tán người biểu tình
Thế giới - Ngày đăng : 12:42, 09/04/2011
Một lực lượng khoảng 300 binh sĩ đã tràn vào quảng trường lúc 3h sáng nay, 9/4, và tiến vào một lều trại ở trung tâm, nơi những người biểu tình thiết lập một hàng rào người để bảo vệ một số sĩ quan quân đội, những người đã tham gia biểu tình, các nhân chứng nói.
Các binh lính đã đưa nhiều người biểu tình đi, đẩy họ lên xe cảnh sát.
"Tôi đã thấy những phụ nữ bị tát vào mặt, bị đá", một phụ nữ tham gia biểu tình nói. Cô nằm trong số khoảng 200 người đã phải tới lánh nạn trong một nhà thờ Hồi giáo gần đó. Quân đội đã bao vây nhà thờ Hồi giáo và người ta đã nghe thấy tiếng súng hạng nặng trong nhiều giờ. Những người biểu tình tại đền thờ cho biết, nhiều người đã bị thương, trong đó có một số bị thương bởi súng lửa.
Cuộc tấn công đến vài giờ sau khi hàng chục nghìn người tập trung ở Quảng trường Tahrir hôm qua, 8/4, trong một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều tuần, yêu cầu quân đội truy tố Tổng thống Hosni Mubarak đã bị lật đổ cùng gia đình ông vì tham nhũng.
Cuộc biểu tình là một hoạt động của sự thiếu kiên nhẫn và không tin tưởng ngày càng tăng mà nhiều người Ai Cập cảm nhận về quân đội, lực lượng được trao quyền lực từ khi ông Mubarak bị buộc phải rời khỏi văn phòng hôm 11/2. Một số người biểu tình cáo buộc các lãnh đạo quân đội bảo vệ ông Mubarak – vốn là một cựu quân nhân - và rộng hơn, nhiều người không rõ ý định của quân đội về tiến trình chuyển đổi đất nước.
Nhiều hơn cuộc biểu tình trước, các điệp khúc và biểu ngữ hôm qua trực tiếp chỉ trích Hội đồng quân sự tối cao, đứng đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Marshal Hussein Tantawi, một người trước đây trung thành với ông Mubarak.
Một số sĩ quan quân đội trong đồng phục đã tham gia biểu tình, một số người trong số họ cáo buộc Hội đồng tối cao tham nhũng trong các bài phát biểu trước đám đông. Sau khi trời tối, hàng trăm người biểu tình vẫn ở quảng trường, có ý định cắm trại với các sĩ quan. Trước cuộc tấn công chính, cảnh sát quân sự đã thử nhiều lần để thâm nhập và bắt giữ các sĩ quan, nhưng bị những người biểu tình đẩy ra.
Sau cuộc tấn công trước lúc bình minh là cảnh tượng hỗn loạn. Bên trong nhà thờ, các gia đình những người biểu tình đề nghị tìm kiếm trẻ em bị lạc trong cảnh lộn xộn. Bên ngoài, những người biểu tình xô xát với binh sĩ trên đường phố và tụng kinh: "Nguyên soái, nói với binh lính của bạn, chúng tôi không ra đi."
Bên ngoài Bảo tàng Ai Cập, gần quảng trường, những người biểu tình đang cố gắng chạy trốn khỏi những âm thanh của tiếng súng, đã bị binh lính chặn đánh trước khi lôi đi.
Sáng 7/4, Hội đồng tối cao đã ban hành một tuyên bố đổ lỗi tình trạng bất ổn cho "những côn đồ" trung thành với đảng cầm quyền trước đây. Hội đồng cho biết, họ đã ra lệnh bắt giữ Ibrahim Kamel, một nhân vật thuộc đảng cầm quyền trước đây thân cận với con trai Gamal của ông Mubarak, cáo buộc ông và các trợ lý gây rối ở quảng trường.
Cuộc đối đầu là một sự tương phản rõ nét với những người biểu tình đã hướng về quân đội trong đợt biểu tình kéo dài 18 ngày khiến ông Mubarak bị lật đổ và trong những ngày ngay sau đó. Nhiều người đã ca ngợi quân đội vì từ chối nổ súng vào người biểu tình, và hoan nghênh Hội đồng tối cao lên nắm quyền.
Nhưng căng thẳng đã tăng lên kể từ đó. Các bản tin đã cho thấy một số người biểu tình bị bắt và bị tra tấn bởi quân đội trong tuần qua. Sự giận giữ cũng đã tăng lên cùng những thất bại trong việc truy tố ông Mubarak và gia đình.
Nạn tham nhũng đã phổ biến rộng rãi dưới thời gian cầm quyền 29 năm của ông Mubarak và oán giận đặc biệt tăng nhanh trong những năm cai trị cuối của ông, khi Gamal, con trai ông - một nhà chính trị chuyển sang đầu tư ngân hàng - nổi lên và đưa vào giới cầm quyền một nhóm các ông trùm triệu phú, những người đã thực hiện một chương trình tự do hóa kinh tế. Một số nhà chính trị-doanh nhân hiện đang được đưa ra xét xử hoặc đang bị điều tra vì bị cáo buộc sử dụng vị trí của mình để tích lũy tài sản cá nhân.
Tuy nhiên, người Ai Cập cho rằng, tham nhũng đã lên đến đỉnh.
Cố gắng để làm dịu sự tức giận của công chúng, quân đội đã xuất hiện để tăng tốc việc truy tố. Hôm 7/4, nhà chức trách đã tuyên bố, ông Zakariya Azmi, cựu nhân viên của ông Mubarak, đã bị bắt giữ để thẩm vấn về cáo buộc tham nhũng. Đây là thành viên cấp cao nhất thuộc chế độ của ông Mubarak bị bắt giữ cho đến nay.
Quân đội cũng phủ nhận việc họ đang bảo vệ Tổng thống bị lật đổ.
Nhưng cho đến nay, đã không có động thái nào chống lại ông Mubarak hoặc Gamal, người được nhiều người coi là sự lựa chọn của ông Mubarak trong việc kế nhiệm mình. Kể từ khi bị lật đổ, ông Mubarak và gia đình của ông bị quản thúc tại một dinh tổng thống ở khu nghỉ mát Sharm el-Sheikh ở Biển Đỏ, một tài sản của gia đình ông bị đóng băng.
Một thách thức nữa cho quân đội là hơn 1.000 người biểu tình đã diễu hành vào buổi tối tới Đại sứ quán Israel tại Cairo, lên án cuộc không kích của Israel trước đó trong ngày đối với Dải Gaza.
Cuộc diễu hành là một thử nghiệm bất thường cho quân đội, vốn đã hứa mở rộng sự tự do rộng rãi hơn cho người dân Ai Cập nhưng đồng thời cũng tìm cách trấn an Israel và đồng minh với Hoa Kỳ của mình rằng, sự sụp đổ của ông Mubarak sẽ không có nghĩa là quay lại việc chống người Israel trong chính sách đối ngoại của Ai Cập.
Trong quá khứ, lực lượng an ninh nghiêm ngặt của ông Mubarak đã ngăn chặn bất kỳ cuộc biểu tình nào gần đại sứ quán Israel, nằm trong một tòa nhà dân cư nhìn ra một cây cầu bắc qua sông Nile. Binh sĩ hôm qua đã cho phép những người biểu tình đến gần tòa nhà hơn.